Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Lời ru của người mẹ khi giã gạo nuôi bộ độ
+ Phần 2 (hai khổ thơ tiếp theo): lời ru của người mẹ khi tỉa bắp
+ Phần 3 (hai khổ thơ cuối): Lời ru của người mẹ khi chuyển lán, đạp rừng trong những năm tháng kháng chiến Mĩ
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 154 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Bài thơ chia làm 3 phần, mỗi phần có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ
- Sự lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.
- Giọng điệu diễn tả tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ dành cho đứa con, mong con khôn lớn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của đất nước thống nhất, độc lập
Câu 2 (trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Người mẹ Tà Ôi được miêu tả trong bài thơ
Người mẹ ru con ngủ, và làm đồng thời công việc kháng chiến, của kháng chiến, của cách mạng
- Người mẹ ru con trong khi giã gạo, tỉa bắp, khi chuyển lán, đạp rừng
- Tình thương con luôn gắn liền với tình thương người lính, dân làng, tình yêu đất nước
→ Tình cảm gia đình hòa cùng tình yêu quê hương đất nước, điều làm nên sự vĩ đại của người mẹ Tà Ôi
Câu 3 (trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh vừa ẩn dụ:
+ Mặt trời của bắp là mặt trời của tự nhiên
+ Nguồn sống động lực cho mẹ, mặt trời nhỏ bé, tươi vui
+ Đứa con luôn là nguồn động lực, niềm hạnh phúc vô biên cho người mẹ
→ Hai câu thơ khắc họa được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu đậm
Câu 4 (trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ dành cho con là tình yêu rộng lớn, sâu thẳm
+ Người mẹ ước mong con được lớn lên và sống trong hòa bình, độc lập
+ Tình thương dành cho con được bộc lộ qua lời ru ngọt ngào, thiết tha
- Mẹ giã gạo nên mơ con lớn “vung chày lún sân” giã hạt gạo trắng ngần
- Mẹ địu con ra trận, mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ ước đất nước thống nhất, mơ thấy con là công dân của đất nước tự do
- Tình cảm, khát vọng người mẹ càng rộng lớn, ngày càng đi từ riêng đến chung, từ quê hương đến đất nước
- Khúc hát ru của người mẹ cũng diễn tả khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Luyện tập
Yếu tố miêu tả trong bài thơ khiến bức tranh đời sống của người dân khi Trị Thiên thời chống Mĩ chân thực hơn
- Họ hăng say lao động, sản xuất phục vụ cho trận chiến đấu gian khổ vất vả (mẹ giã dạo nuôi bộ đội, mồ hôi mẹ rơi má em nóng hôi, mẹ tỉa bắp…)
- Góp phần vào trận chiến, những con người ở hậu phương cũng đấu tranh “chuyển lán, đạp rừng, mẹ địu em đi giành trận cuối