Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Kiểm tra truyện trung đại - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Kiểm tra truyện trung đại - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Câu 1 (Trang 134 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1): Lập bảng thống kê, ghi những thông tin cần thiết vào từng cột theo mẫu
STTTên văn bảnTác giảNội dung chínhĐặc sắc nghệ thuật
1Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn DữPhẩm chất tốt đẹp và số mệnh oan trái của người đàn bà Việt Nam dưới chế độ phong kiếnKhắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn
2Chuyện cũ trong phủ chúa TrịnhPhạm Đình HổCuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiếnNghệ thuật viết tuỳ bút trung thực, hấp dẫn
3Hoàng Lê nhất thống chíNgô gia văn pháiVẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số mệnh bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân.Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với mô tả chân thực, sinh động
4Truyện KiềuNguyễn DuCảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm giá con ngườiBút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc
5Truyện Lục Vân TiênNguyễn Đình ChiểuKhát vọng cứu đời, giúp người, ca tụng tinh thần trọng nghĩa, khinh tàiNgôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động
Câu 2 (Trang 134 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
a, Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều
- Đẹp về cả ngoại hình và cốt cách:
+ Kiều: hiếu thảo với cha mẹ, chung thủy với người yêu
+ Vũ Nương: chung thủy với chồng, hết lòng săn sóc mẹ già, và con nhỏ chu đáo
+ Luôn nhân hậu, vị tha, có khát vọng về hạnh phúc, công lý, chính nghĩa
b, Bi kịch
- Khổ đau, nỗi oan khuất:
+ Vũ Nương bị nghi oan, không thể tự minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang
+ Tình cảm tan vỡ: Thúy Kiều chẳng thể trọn vẹn mối tình với Kim Trọng, cuộc đời Kiều phiêu bạt 15 năm, trải qua nhiều đắng cay, khổ đau
- Nhân phẩm bị giày xéo: Vũ Nương bị chồng quở trách, phải tự vãn. Thúy Kiều bị coi như món hàng hóa.
Câu 3 (trang 134 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Bộ mặt thống trị, của xã hội phong kiến:
- Ăn chơi xa hoa, trụy lạc, bóc lột dân chúng (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang, bỏ mặc dân chúng đói khổ, lầm than (Hoàng Lê nhất thống chí)
- Dối trá, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều)
Câu 4 (Trang 134 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
- Nhân vật Nguyễn Huệ:
+ Có lòng yêu nước nồng nàn
+ Dũng cảm, tài trí hơn người
+ Có tầm nhìn xa trông rộng, quyết đoán.
- Nhân vật Lục Vân Tiên:
+ Hào hiệp, trượng nghĩa, có lý tưởng sống
+ Diễn đạt quan điểm đạo đức Nho gia, quan niệm đạo đức của nhân dân
Câu 5 (trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Tiểu sử:
+ Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, lớn lên trong một gia đình đại quí tộc truyền thống về văn học
+ Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó mật thiết với những biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
+ Nguyễn Du sống vào thời kì đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa
+ Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên Bắc rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh, làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn.
- Năm 1813 – 1814 ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năn 1820 ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp thì bị bệnh, mất tại Huế
- Học thức: Nguyễn Du là người có học vấn sâu rộng, am tường văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc
- Sự nghiệp: Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du bao gồm các tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và Nôm
Câu 6 (trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:
- Truyện Kiều ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của con người (vẻ đẹp ngoại hình, đức hạnh, tài năng)
+ Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, tiếng khóc ai oán trước số mệnh thảm kịch của con người
+ Tác giả khóc thương cho Thúy Kiều chính là khóc cho nỗi đau lớn nhất của con người: ái tình tan vỡ, gia đình tan vỡ, nhân phẩm bị giày xéo…
+ Truyện Kiều đề cao con người ở vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những mong ước, khát vọng chân chính
- Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy
- Diễn đạt giấc mơ về công lý qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm mong ước anh hùng “đội trời đạp đất”, làm chủ cuộc đời, thực thi công lý
Câu 7 (trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nghệ thuật Truyện Kiều:
- Tác phẩm là sự kết tinh thành quả nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại
- Ngôn ngữ văn họ dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người