Mùa xuân nho nhỏ - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Câu 1 (Trang 57 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Bài trước: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Bài tiếp: Viếng lăng bác - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, trời đất đến mùa xuân của con người diễn tả khát vọng được cống hiến
- Phần 1 (khổ thơ đầu): xúc cảm tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
- Phần 2 (hai khổ thơ tiếp): hình ảnh mùa xuân qua người cầm súng và người ra đồng
- Phần 3 (hai khổ thơ tiếp): nguyện ước chân thành được cống hiến của tác giả
- Phần cuối (khổ cuối): Tình yêu xứ Huế
Câu 2 (Trang 57 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:
+ Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời
+ Không gian rộng lớn, mênh mông, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống
- Xúc cảm bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế
+ Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan
- Hai câu thơ diễn tả tình yêu thiên nhiên và sự sống thiết tha của thi sĩ
- Khổ thơ thứ hai diễn tả tình yêu với mùa xuân đất nước:
+ Mùa xuân đất nước được cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng
+ Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước
+ Từ láy "hối hả" và "xôn xao" diễn tả nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước
+ So sánh đất nước với vì sao: thể hiện sự trường tồn bền vững của đất nước
⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả
Câu 3 (Trang 57 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
- Hình ảnh có tính biểu tượng trong khổ thơ 4,5:
+ Con chim hót, một cành hoa: nguyện ước vọng sống có ích và được cống hiến
+ Nốt trầm: âm thanh nâng đỡ những âm thanh khác, cống hiến lặng thầm
- Điệp ngữ "ta làm" diễn tả khát khao chân thành được hòa nhập cùng cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của đất nước
- Cách diễn đạt bình dị, chân thành thông qua những hình ảnh gần gũi, quen thuộc
→Khổ thơ diễn tả nguyện ước cống hiến chân thành của tác giả cho cuộc đời, cho đất nước.
- Qua cách thể hiện của tác giả, em nghĩ, khi sống và cống hiến hết mình sẽ thấy bản thân và cuộc đời có ý nghĩa, có giá trị
+ Cuộc đời mỗi người chỉ sống một lần, bởi thế nên tận dụng quỹ thời gian, sức trẻ để sống một cách ý nghĩa và biết yêu thương
Câu 4 (Trang 57 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
- Thể thơ năm chữ gắn với làn điệu dân ca, đặc biệt dân ca miền Trung. Âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha
- Cách gieo vần giữa các khổ thơ góp phần làm nên sự liền mạch của xúc cảm
- Kết hợp với các hình ảnh tự nhiên giản dị (hoa tím, chim hót, vì sao…), hình ảnh biểu tượng, khái quát (đất nước, vì sao…)
- Giọng điệu vui tươi, say sưa, trầm lắng, có lúc lại thiết tha giãi bày tâm niệm
Câu 5 (trang 57 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1)
Tiêu đề Mùa xuân nho nhỏ diễn tả sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhiều thi sĩ viết về mùa xuân với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu).
Bài thơ này, mùa xuân nho nhỏ diễn tả khát khao, nguyện ước chân thành của thi sĩ muốn được cống hiến, làm đẹp cho đời
Luyện tập
Bình luận về một khổ thơ yêu thích (Khổ thơ đầu):
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Khổ thơ đầu mở một bức tranh mùa xuân thiên nhiên giản dị, mộc mạc nhưng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Mùa xuân của Thanh Hải chỉ đơn giản là một bông hoa tím mọc lên giữa dòng sông xanh, và tiếng chim chiền chiện trong trẻo, màu sắc nhẹ, hài hòa, chứa chan sức sống. Những thanh âm, màu sắc, hình ảnh ấy kết tụ thành “giọt long lanh”, để rồi tác giả không ngần ngại mà “hứng” lấy. Mùa xuân đất trời thiên nhiên tươi đẹp không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng xúc giác nữa.
Ý nghĩa - Giá trị
- Về nội dung: Học sinh cảm nhận được tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời và nguyện ước chân thành muốn được cống hiến cho đất nước của thi sĩ.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của thể thơ năm tiếng, với nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca cũng như những hình ảnh đẹp, giản dị mà giàu tính biểu cảm, cùng những ẩn dụ, so sánh chuyển đổi cảm giác mà tác giả sử dụng.