Đồng chí - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
Bố cục bài thơ:
- Phần 1 (7 câu thơ đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Phần 2 (11 câu thơ tiếp theo): Vẻ đẹp của người lính, vẻ đẹp của tình đồng chí
- Phần 3 (3 câu cuối): Biểu tượng tươi đẹp của tình đồng chí
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 130 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo đặc biệt “Đồng chí! ” Câu thơ mở ra mối quan hệ thiêng liêng giữa những người lính
- Câu thơ như dấu gạch nối giữa cơ sở, nguồn cội của tình đồng chí ở 6 câu thơ đầu với biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí trong những câu thơ còn lại.
Câu 2 (trang 130 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Cơ sở hình thành nên tình đồng chí:
+ Những người lính từ những vùng quê nghèo hội tụ về chung đơn vị
+ Sự chia sẻ cảnh ngộ chiến đấu
+ Sự đồng cảm trước những thiếu thốn về vật chất trong quá trình chiến đấu
+ Những người lính cùng chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu
+ Tình đồng đội, đồng chí xuất phát từ sự chung nhiệm vụ trong chiến đấu
+ Từ “xa lạ” trở thành “tri kỉ” (Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ)
→ Cơ sở hình thành tình đồng chí bắt nguồn từ việc chung cảnh ngộ xuất thân, hoàn cảnh chiến đấu, sự sẻ chia, đồng cảm thiếu thốn vật chất trong chiến tranh
Câu 3 (trang 130 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1)
Hình ảnh chi tiết thể hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng
+ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
+ Áo anh rác vai/ Quần tôi có vài mảnh vá
+ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
→ Chi tiết, hình ảnh chân thực vừa có sức gợi cảm về tinh thần đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng
- Những biểu lộ cụ thể, cảm động của tình đồng chí
+ Sự cảm thông với tâm tư nỗi lòng của nhau
+ Cùng nhau chia sẻ những gian khó, thiếu thốn của cuộc đời người lính
Câu 4 (trang 130 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Ba câu thơ cuối là là biểu tượng về tình đồng chí:
- Cảnh ngộ chiến đấu của những người lính: rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo
- Những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế chủ động “chờ giặc tới”
- Tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho người lính đấu tranh.
- Hình ảnh cuối bài là kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạn:
+ Người lính – súng – vầng trăng
+ Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm
+ Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết đấu vì đất nước
- Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.
Câu 5 (trang 130 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tác giả đặt tiêu đề “Đồng chí” vì toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, là những người cùng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng tình yêu nước.
Câu 6 (trang 130 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp:
- Xuất thân nghèo túng nhưng giàu tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến
- Họ sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp kháng chiến
- Trong cảnh ngộ nguy hiểm, thiếu thốn của trận chiến họ vẫn lạc quan, chia sẻ với nhau mọi khó khăn
- Điều đẹp đẽ, thiêng liêng nhất là giữa họ luôn có sự gắn bó, đồng cam cộng khổ với nhau
Luyện Tập
Câu 1 (trang 131 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1):
Học thuộc lòng bài thơ
Câu 2 (trang 131 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1): Viết một đoạn văn thể hiện...
Cảm nhận về đoạn thơ cuối bài thơ “Đồng chí”:
Đoạn cuối bài thơ mang một vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn. Hiện thực ở cảnh rừng hoang sơ, ở người lính canh phòng chờ giặc, ở đầu súng nằm trong bàn tay cứng cỏi người lính. Đồng thời những hình ảnh ấy cũng thật lãng mạn bởi tình đồng chí sưởi ấm không gian lạnh giá, khi mảnh trăng thơ thẩn đi chơi, níu giữ lại trên đầu ngọn súng. Một hình ảnh thật đẹp, thật thơ mộng, cây súng chiến tranh và mảnh trăng hòa bình, một mai sau tươi đẹp đang chờ đợi phía trước.