Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Bài 1 (Trang 97 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Từ ngữ Nam BộTừ ngữ toàn dân
ThẹoSẹo
Dễ sợSợ
Lặp bặpLập bập
BaBố, cha
KêuGọi
ĐâmTrở nên
Đũa bếpĐũa cả
Nói trổngNói trống không
Vào
Bữa sauHôm sau
Lui cuiCắm cúi, lúi húi
NhắmƯớc chừng
Dáo dácNháo nhác
GiùmGiúp
Bài 2 (Trang 98 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Từ kêu là từ toàn dân, nghĩa là nói to
- Từ kêu trong đoạn b là từ địa phương, nghĩa là "gọi"
Bài 3 (Trang 98 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Các từ địa phương: trái (quả), chi (gì), kêu (gọi), trống hểnh trống hảng (trống huếch trống hoác)
Bài 4 (Trang 98 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Từ địa phươngTừ toàn dân tương ứng
KêuGọi
Nói trổngNói trống không
BaBố
ChiCái gì
Bữa sauHôm sau
Bài 5 (Trang 99 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
a, Không nên để nhân vật Thu sử dụng các từ ngữ toàn dân bởi vì trong ngữ cảnh giao tiếp văn hóa Nam Bộ, Thu sử dụng các phương ngữ Nam Bộ sẽ hợp lý hơn
Trong lời kể, tác giả vẫn dùng một vài từ ngữ địa phương, nó có tác dụng tạo nên màu sắc địa phương, tuy nhiên cũng nên điều chỉnh, hạn chế sử dụng tránh gây khó khăn cho người đọc