Chiếc lược ngà - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu… chị cũng không muốn bắt nó về): Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép
- Phần 2 (tiếp… vừa nói vừa từ từ tụt xuống): Cuộc hội ngộ cha cảm động của ông Sáu và bé Thu
- Phần 3 (còn lại): Ông Sáu và kỉ vật chiếc lược ngà
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 202 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Tóm tắt
Ông Sáu sau một thời gian tham gia kháng chiến xa nhà, ông Sáu được trở lại thăm gia đình và đứa con gái sau 8 năm xa cách. Bé Thu không nhận ra cha mình vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong bức hình chụp chung với má. Mãi về sau khi nhận ra cha thì đã muộn. Vào chiến khu ông làm chiếc lược tặng cho con. Nhưng chưa kịp trao cho con, ông Sáu hi sinh trong một trận càn, trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp nhờ bác Ba trao lại cho con
- Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Sau tám năm xa cách, anh được về nhà, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc bé nhận ra và gọi anh bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.
- Tình huống thứ hai: Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày kháng chiến sống trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Câu 2 (trang 202 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Diễn biến tâm lý của bé Thu trong lần cuối gặp cha:
- Bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu:
+ Ông Sáu cố gần, vồ vập thì Thu càng dửng dưng
+ Thu không nhận ra ba bởi vết thẹo trên má khác với bức hình ba chụp với má
→ Bé Thu ngang bướng, ương ngạnh nhưng hết sức hồn nhiên và đáng yêu
- Bé Thu khi nhận ra cha:
+ Thái độ thay đổi, đột ngột hét lên
+ Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa
+ Nó dang hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai của nó run run
→ Tình yêu thương ba được dồn nén lâu nay nay được diễn đạt mạnh mẽ
Qua biểu lộ tâm lí và hành động tác giả diễn tả rõ tính cách của bé Thu rõ ràng, mạnh mẽ, có tình yêu thương ba sâu sắc
Câu 3 (trang 202 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu được diễn tả qua:
+ Khi suồng chưa cập bến nhưng đã vội nhảy lên bờ, nóng lòng muốn gặp con
+ Khi bé Thu còn chưa nhận ra ông Sáu “khổ tâm đến không khóc được” nhưng ông Sáu nhẫn nại chờ đợi.
+ Nỗi day dứt, hối hận vì đã đánh con
+ Ông như được gỡ rối phần nào tâm trạng của bản thân khi làm cho con chiếc lược ngà
→ Những chi tiết trên không chỉ nói lên tình cảm cha con sâu nặng, cảm động mà còn gợi ra khung cảnh chiến tranh đau thương, mất mát, khiến con người rơi vào cảnh ngang trái.
Câu 4 (trang 202 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Truyện được kể theo lời của nhân vật bác Ba – đồng đội, bạn thân của ông Sáu
Cách chọn vai kể này, có tác dụng làm người chứng kiến khách quan có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể vừa bộc bạch sự đồng cảm với các nhân vật, diễn đạt nội dung tư tưởng truyện
Luyện tập
Bài 1 (trang 203 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Thái độ và hành động của bé Thu trái ngược nhau trong ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông Sáu ra đi nhưng vẫn nhất quán trong tính cách:
+ Do tình yêu thương sâu đậm của bé Thu dành cho ba
+ Những ngày đầu, bé Thu cương quyết không nhận ba do ông Sáu có vết thẹo trên má, khác với hình ảnh Thu nhìn thấy khi chụp với mẹ
+ Khi nhận ra ba tuy đã muộn nhưng Thu vẫn kịp gọi ba, và trao yêu thương tới ba.
Bài 2 (trang 203 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tôi còn nhớ như in, những ngày đầu khi ba về, nhìn vết thẹo dài trên má của ba, tôi vừa sợ, vừa không tin đó là ba. Những ngày ba ở nhà, tôi ngang bướng không nhận ba. Cho tới khi được bà ngoại giải thích, lúc tôi nhận ra ba cũng là lúc ba phải trở lại chiến trận. Lúc chia tay ba, tôi sợ ba đi mất, tôi hét lên “ba ở nhà với con” trong tiếng nức nở, rồi tôi quắp hai chân chặt lấy người ba, tôi hôn ba cùng khắp, rồi còn đòi ba hứa tặng tôi cây lược ngà.