Trang chủ
> Lớp 9
> Soạn Văn 9 (hay nhất)
> Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
I. Đề bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
a, Các vấn đề nghị luận:
- Thân phận người đàn bà trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Diễn biến cốt truyện trong truyện Làng của Kim Lân
+ Thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du
+ Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng
b, Sự khác nhau trong các đề bài trên được diễn tả qua hai từ phân tích và suy nghĩ
- Phân tích: làm rõ những khía cạnh của vấn đề
- Suy nghĩ: đưa nhận định, đánh giá về tác phẩm theo khía cạnh, góc nhìn, vấn đề nào đó
- Thể hiện suy nghĩ về tác phẩm, nên sử dụng nhiều thao tác, trong đó có phân tích
II. Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
2. Lập dàn ý
3. Viết bài
4. Đọc lại bài viết, sửa chữa
Luyện tập
Bài 1 (Trang 68 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
đề bài: "Suy nghĩ về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao"
Viết mở bài:
Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 -1945, với các tác phẩm tập trung chủ yếu viết về người nông dân, tầng lớp tiểu tư sản trong xã hội cũ. Các sáng tác của ông phản ảnh trung thực, sâu sắc hoàn cảnh của con người và xã hội lúc bấy giờ. Nam Cao xây dựng nhiều hình tượng độc đáo mang giá trị nhân đạo sâu sắc của ông, Trong đó lão Hạc là một trong những nhân vật có sức sống bền chặt trong lòng bạn đọc. Một ông lão nhà nông hiền lành, vị tha lâm vào hoàn cảnh khốn cùng của đói khổ đã phải tìm đến cái chết để tự giải thoát bản thân.