Bố của Xi-Mông - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Câu 1 (Trang 143 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Bố cục văn bản được chia làm 4 phần:
- Phần 1 (từ đầu… em chỉ khóc hoài): nỗi tuyệt vọng của Xi- mông
- Phần 2 (tiếp… một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và dỗ dành em
- Phần 3 (tiếp… bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em
- Phần 4 (còn lại) Xi- mông đến trường, khoe với các bạn em có ông bố là Phi-líp
Câu 2 (Trang 143 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Xi- mông đâu khổ khi bị trêu chọc là không có bố → bạn bè trêu chọc và đánh em
- Nỗi đau khổ được thể hiện qua
- Bị bạn bè trêu chọc, em đau khổ đến mức muốn tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai, nhưng em vẫn đau đớn vô cùng
+ Em khóc rất nhiều
+ Nhớ về mẹ, nhớ nhà, em khổ tâm và khóc
+ Nỗi khổ diễn tả qua giọng nói nghẹn ngào, mắt đẫm lệ khi em nói chuyện với bác Phi-líp, ở giọng nói ngắt quãng xen với tiếng nấc buồn tủi
Câu 3 (Trang 143 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Blăng- sốt cô gái một thời nhầm nhỡ khiến Xi-mông không có bố
- Đó vẫn là cô gái đức hạnh, đứng đắn, là "một trong những cô gái đẹp nhất vùng"
- Phẩm chất của chị được diễn tả qua hình ảnh ngôi nhà "quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ"- thái độ sống đứng đắn, nghiêm túc
- Blăng- sốt một mình nuôi nấng Xi- mông trở thành đứa bé ngoan ngoãn.
- Phẩm chất của Blăng- sốt còn được diễn tả qua cách chị cư xử với khách.
+ Đứng nghiêm nghị trước cửa ngôi nhà, như muốn cấm đàn ông bước qua cánh cửa của ngôi nhà
- Khi nghe con nói bị đánh, bị chế nhạo vì không có bố "đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi"
+ Khi nghe đứa con hỏi "bác có muốn làm bố cháu không? " thì chị "lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực"
→ Blăng- sốt là người đàn bà đứng đắn, giàu lòng tự trọng, rất thương con
Câu 4 (Trang 144 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Diễn biến tâm trạng của bác Phi- líp
- Khi gặp Xi- mông: thấy sự khổ đau của em, cảm thương và vỗ về em
- Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ là mẹ em bé có thể nhầm nhỡ thêm lần nữa
- Khi gặp mẹ của Xi-mông: lúng túng, bối rối trước sự nghiêm nghị của chị, nhưng cũng khâm phục và thấu hiểu cho cảnh ngộ của Blăng
- Khi nói chuyện với Xi- mông: cảm thương và muốn nhận Xi-mông làm con, thương sự hồn nhiên, thơ ngây của Xi-mông
→ Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp đầy phức tạp, bất ngờ
Ý nghĩa - Giá trị
- Qua đoạn trích, học sinh phân tích, lý giải được diễn biến tâm lý của các nhân vật Xi-mông, Phi-líp và Blăng-sốt, đặc biệt là Xi-mông.
- Đoạn trích thức tỉnh học sinh về lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự đồng cảm, bao dung với những nỗi đau hay lầm lỡ của người khác.