Bắc Sơn - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2
Câu 1 (Trang 166 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
- Lớp I: lời tóm tắt, giới thiệu tình huống truyện của tác giả
- Lớp II: Cuộc hội thoại giữa Thơm và hai người chiến sĩ cách mạng là Cửu và Thái
- Lớp III: Cuộc hội thoại giữa Thơm và Ngọc
Tình huống: Trước cái chết của cha, Thơm dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc, chồng cô. Cô vô cùng chua xót, hối hận. Khi Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng bị giặc truy bắt thì chạy nhầm vào nhà Thơm được Thơm che giấu và giúp đỡ.
Câu 2 (Trang 166 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến câu chuyện, buộc nhân vật phải thể hiện hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…
Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn theo lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải đưa ra sự lựa dứt khoát: một là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hai là che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng hiểm nguy. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng về phía cách mạng
- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong cảnh ngộ nguy nan, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mệnh
Câu 3 (Trang 166 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Cảnh ngộ của Thơm: quen với cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, dù cho cha và em trai theo cách mệnh thì cô vẫn đứng ngoài khởi nghĩa
- Tâm trạng:
+ Sự hối hận, day dứt của Thơm: người cha lúc hi sinh, những lời cuối cùng ông nói, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, hình ảnh người mẹ hóa điên ám ảnh cô
+ Lòng nghi hoặc của cô đối với Ngọc tăng lên: Thơm dò xét nhưng Ngọc lảng tránh, cô không dễ gì từ bỏ cuộc sống an nhàn mà chồng tạo ra
+ Tình huống bất ngờ xảy ra: Thái và Cửu chạy trốn vào nhà cô, buộc cô phải chọn lựa giữa việc báo cho chồng biết hoặc che dấu cho hai chiến sĩ cách mệnh
→ Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, căng thẳng để bộc lộ đời sống nội tâm, nỗi day dứt, chua xót, hối hận của Thơm để nhân vật chọn lựa đứng hẳn về phía cách mệnh
- Tác giả khẳng định ngay cả khi cuộc chiến đấu bị đàn áp dã man, cách mạng vẫn không bị tiêu diệt nhờ sự bảo vệ, chở che của người dân
Câu 4 (Trang 166 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Ngọc bộc lộ đầy đủ bản tính của tên Việt gian bán nước
+ Nuôi tham vọng thỏa mãn mong muốn địa vị, tiền bạc
+ Ngọc che giấu bản tính Việt gian trước Thơm, y ra sức truy lùng người cách mạng lẩn trốn trong vùng,
- Tác giả xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc khắc họa tính cách của một người nhất quán nhưng không đơn giản
- Thái bình tĩnh, minh mẫn, tin tưởng vào sự chở che của quần chúng, ngay cả khi người đó là vợ tên Việt gian
- Cửu có sự nóng vội, thiếu chín chắn, ban đầu anh nghi ngờ và có ý định muốn bắn Thơm
Câu 5 (Trang 167 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Nghệ thuật đoạn trích:
- Diễn tả xung đột: xung đột căn bản của vở kịch đến hồi bốn đã bộc lộ gay gắt sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu trong cuộc khởi nghĩa bị đàn áp
Đồng thời xung đột kịch diễn ra ngay trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật đi tới bước ngoặt quan trọng
- Xây dựng tình huống ngang trái, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột, thúc đẩy hành động kịch phát triển
- Ngôn ngữ hội thoại: nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với nhân vật, giai đoạn kịch
Luyện tập
Bài 1 (Trang 167 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Chia nhóm, phân vai đọc kịch
Bài 2 (Trang 167 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Đọc kĩ chú thích ∗ ∗ để hiểu rõ về kịch
Ý nghĩa - Giá trị
- Học sinh nắm được tình huống xung đột chính của kịch, phân tích được diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm – một có gái có chồng theo giặc, từ chỗ hờ hững với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ hững hẳn về phía cách mạng, từ đó thấy được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- Học sinh thấy được nghệ thuật viết kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng qua cách tạo dựng tình huồng để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoai, thể hiên tâm lí và tính cách nhân vật.