Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Toán 7 > Ôn tập chương 3 - Phần Đại số - trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 2

Ôn tập chương 3 - Phần Đại số - trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 2

Bài 14 trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Có 10 đội bóng tham gia một giải bóng đá. Mỗi đội phải đá lượt đi và lượt về với từng đội khác

a. Có tất cả bao nhiêu trận đấu trong toàn giải?

b. Số bàn thắng trong các trận đấu của toàn giải được ghi lại trong bảng sau:

Số bàn thắng (x) 1 2 3 4 5 6 7 8
Tần số (n) 12 16 20 12 8 6 4 2 N = 80

Hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng và nhận xét

c. Có bao nhiêu trận không có bàn thắng?

d. Tính số bàn thắng trung bình trong một trận của cả giải

e. Tìm mốt.

Bài giải:

a. Mỗi đội sẽ đá với 9 đội còn lại cả lượt đi và về nên mỗi đội phải đá tất cả: 9x2 = 18 (trận)

Vì mỗi trận có 2 đội đá nên tổng số trận đấu là (18x10): 2 = 90 (trận)

b. Biểu đồ đoạn thẳng:

Bài 14 trang 12 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 1

c. Có tất cả 90 trận đấu trong đó có 80 trận có bàn thắng nên có:

90 – 80 = 10 trận không có bàn thắng.

d. Tổng số bàn thắng trong toàn giải là:

1.12 +2.16 + 3.20+ 4.12+ 5.8+ 6.6+ 7.4+ 8.2 = 272 (bàn thắng).

Số bàn thắng trung bình trong một trận của giải là:

= 272: 90 ≈ 3 (bàn thắng)

e. Mốt của dấu hiệu: Mo = 3

Bài 15 trang 12: Một bạn gieo (thảy) một con xúc xắc 60 lần (con xúc xắc là một khối lập phương, số chấm trên từng mặt lần lượt là 1,2,3,4,5,6). Kết quả được ghi lại là:

Bài 15 trang 12 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 1

a. Dấu hiệu là gì?

b. Lập bảng “tần số”

c. Vẽ biểu đồ

d. Qua bảng “tần số” và biểu đồ, còn nhận xét đặc biệt gì về tần số của các giá trị?

Bài giải:

a. Dấu hiệu: Số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo

b. Ta có bảng tần số như sau:

Số chấm (x) 1 2 3 4 5 6
Tần số (n) 11 10 9 9 9 12 N = 60

c. Biểu đồ:

Bài 15 trang 12 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 1

d. Nhận xét: Số lần xuất hiện các chấm từ 1 đến 6 xấp xỉ nhau.

Bài III. 1 trang 12 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Số giờ nắng trong từng tháng năm 2008 của hai thành phố Hà Nội và Vũng Tàu được cho trong bảng sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hà Nội 63 26 67 73 143 116 114 124 123 92 148 114
Vũng Tàu 209 211 286 249 203 223 240 196 152 208 164 168

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Nhận xét chung về số giờ nắng qua các tháng ở từng thành phố.

c) Tính số giờ nắng trung bình hàng tháng của mỗi thành phố và so sánh.

Bài giải:

a) Dấu hiệu ở đây là: Số giờ nắng trong một tháng thuộc năm 2008 ở Hà Nội, ở Vũng Tàu.

b) Nói chung, trong năm 2008 số giờ nắng ở Vũng Tàu không chênh lệch nhiều qua các tháng và thường cao hơn Hà Nội.

c)

- Tổng số giờ nắng ở Hà Nội trong năm 2008 là:

63 + 26+ 67+ 73+ 143+ 116+ 144+ 124+ 123+ 92+ 148+ 114 = 1233 (giờ)

Số giờ nắng trung bình hàng tháng ở Hà Nội là:

1233: 12 = 102,75 (giờ)

- Tổng số giờ nắng ở Vũng Tàu trong năm 2008 là:

209+ 211+ 286+ 249+ 203+ 223+ 240+ 196+ 152+ 208+ 164+ 168 = 2509 (giờ)

Số giờ nắng trung bình hàng tháng ở Vũng Tàu: 2509: 12 ≈ 209,08 (giờ).

Bài III. 2 trang 13: Tỉ lệ dân số năm 2008 của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á được cho trong bảng sau:

Thứ tự Nước Tỉ lệ tăng dân số (%)
1 Bru – nây 1,6
2 Cam – pu – chia 1,8
3 Đông – ti – Mo 3,2
4 In – đô- nê – xi –a 1,5
5 Lào 2,4
6 Ma – lai – xi –a 1,6
7 Mi – an – ma 0,9
8 Phi – líp – pin 2,1
9 Xin – Ga – Po 0,6
10 Thái Lan 0,5
11 Việt Nam 1,2

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Nhận xét chung về tỉ lệ tăng dân số của các nước trong khu vực.

c) Vẽ biểu đồ (hình chữ nhật) đối với cấc nước In – đô – nê – xi – a, Xin – ga – po, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

d) Tính tỉ lệ dân số trung bình của toàn khu vực và so sánh với Việt Nam.

Bài giải:

a) Dấu hiệu là: Tỉ lệ tăng dân số năm 2008 của một nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

b) Tỉ lệ cao nhất là của Đông-ti-mo, tỉ lê thấp là của Thái Lan. Có nhiều nước có tỉ lệ trong khoảng từ 1% đến 2%.

c) Hướng dẫn vẽ biểu đồ:

Bài 2 trang 13 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 1

d) Tỉ lệ tăng dân số trung bình trong khu vực là:

Bài 2 trang 13 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 2

So với tỉ lệ đó thì tỉ lệ tăng dân số ở Việt Nam thấp hơn.