Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Toán 7 > Bài 4: Số trung bình cộng - trang 10 sách bài tập Toán 7 Tập 2

Bài 4: Số trung bình cộng - trang 10 sách bài tập Toán 7 Tập 2

Bài 11 trang 10 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dãy giá trị sau bằng cách lập bảng:

17 20 18 18 19 17 22 30 18 21
17 32 19 20 26 18 21 24 29 21
28 18 19 31 26 26 31 24 24 22

Bài giải:

Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x. n)
17 3 51
18 5 90
19 4 76
20 2 40
21 3 63
22 2 44
24 3 72
26 3 78
28 1 28
30 1 30
31 2 62
32 1 32
N = 30 Tổng: 666
Bài 11 trang 10 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 1

Giá trị 18 có tần số lớn nhất nên mốt của dấu hiệu là: M0 = 18

Bài 12 trang 10: Theo dõi nhiệt độ trung bình hàng năm của hai thành phố A và B từ năm 1956 đến năm 1975 (đo theo độ C) người ta lập được các bảng sau:

* Đối với thành phố A

Nhiệt độ trung bình (x) 23 24 25 26
Tần số (n) 5 12 2 1 N = 20

* Đối với thành phố B

Nhiệt độ trung bình (x) 23 24 25
Tần số (n) 7 10 3 N = 20

Hãy so sánh nhiệt độ trung bình hàng năm giữa hai thành phố

Bài giải:

* Nhiệt độ trung bình của thành phố A:

Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x. n)
23 5 115
24 12 288
25 2 50
26 1 26
N = 20 Tổng: 479

= 479/20 = 23,95oC

* Nhiệt độ trung bình của thành phố B:

Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x. n)
23 7 161
24 10 240
25 3 75
N = 20 Tổng: 476

= 476/20 = 23,8oC

Nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố A cao hơn thành phố B.

Bài 13 trang 10: Hai xạ thủ A và B cùng bắn 20 phát đạn, kết quả ghi lại được dưới đây:

Bài 13 trang 10 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 1

a. Tính điểm trung bình của từng xạ thủ

b. Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của từng người.

Bài giải:

* Điểm trung bình của xạ thủ A

Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x. n)
8 5 40
9 6 54
10 9 90
N = 20 Tổng: 184

= 184/20 = 9,2

* Điểm trung bình của xạ thủ B

Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x. n)
6 2 12
7 1 7
9 5 45
10 12 120
N = 20 Tổng: 184

= 184/20 = 9,2

b) Nhận xét:

+ Điểm trung bình của hai xạ thủ như nhau nên khả năng của họ là như nhau.

+ Tuy nhiên nhìn kết quả có thể thấy xạ thủ A có phong độ ổn định hơn.

Bài 4.1 trang 11 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tổng số áo sơ mi mà một cửa hàng bán trong một ngày được thống kê lại trong bảng sau:

Cỡ áo 37 38 39 40 41
Số áo bán được 4 7 10 3 1

a) Số áo bán được là bao nhiêu?

b) Mốt của dấu hiệu là:

(A) 41;

(B) 10;

(C) 39;

(D) 25.

Hãy chọn phương án đúng.

Bài giải:

a) Số áo bán được là:

4 + 7 + 10 +3 +1 = 25 (cái áo).

b) Cỡ áo 39 bán được nhiều nhất là 10 cái. Nên mốt của dấu hiệu là: M0 = 39

Đáp án đúng là C.

Bài 4.2 trang 11: Mật độ dân số của một số tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2008 được cho trong bảng sau:

Bài 4.2 trang 11 SBT Toán 7 Tập 2 ảnh 1

Mật độ dân số của một địa phương được tính bằng cách: Lấy tổng số dân trung bình của địa phương đó (tại một thời điểm nhất định) chia cho diện tích của chính địa phương ấy (người/km2).

a) Dấu hiệu ở đây là gì?

b) Nhận xét chung về mật độ dân số ở hai vùng

c) Tính mật độ dân số của từng vùng và so sánh.

Bài giải:

a) Dấu hiệu là: Mật độ dân số của một tỉnh, thành phố.

b) - Mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung cao hơn so so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

- Mật độ dân số của vùng Trung du và miền núi phía Bắc: 152 (người/km2). Rõ ràng là mật độ dân số ở đồng bằng sông cửu Long cao hơn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

c)

- Tổng mật độ dân số của đồng bằng sông Cửu Long là:

320+ 701 +576 + 463+ 723+ 499+ 636+ 272+ 836+ 505+ 393+ 321+ 235

= 6480 (người/ km2)

Mật độ dân số trung bình của đồng bằng sông Cửu Long là:

6480: 13 ≈ 498 (người / km2).

- Tổng mật độ dân số của vùng trung du và miền núi phía Bắc là:

89 +79 + 64 +127 +94 + 109 +325+ 91+425+ 387+ 50+ 37+ 73+ 178

= 2128 (người/ km2)

Mật độ dân số trung bình của vùng trung du và miền núi phía Bắc là:

2128: 14 = 152 (người / km2).

* Nhận xét: mật độ dân số ở đồng bằng sông cửu Long cao hơn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.