Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Toán 7 > Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) - trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1

Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) - trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1

Bài 53 trang 77 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy đồ thị của các hàm số:

a. y=2x

b. y=4x

c. y=-0,5x

d. y=-2x

Bài giải:

a. Vẽ đồ thị hàm số y = 2x

Đồ thị hàm số đi qua O (0, ;0)

Cho x = 1 ⇒ y = 2.1=2

Ta có: A (1; 2)

Vẽ đường thẳng OA ta có đồ thị hàm số y = 2x

b. Vẽ đồ thị hàm số y = 4x

Đồ thị hàm số đi qua O (0, ;0)

Cho x = 1 ⇒ y = 4.1=4

Ta có: B (1; 4)

Vẽ đường thẳng OB ta có đồ thị hàm số y = 4x

c. Vẽ đồ thị hàm số y = -0,5x

Đồ thị hàm số đi qua O (0, ;0)

Cho x = 2 ⇒ y = - 0,5.2 = -1

Ta có: C (2; -1)

Vẽ đường thẳng OC ta có đồ thị hàm số y = -0,5x

d. Vẽ đồ thị hàm số y = -2x

Đồ thị hàm số đi qua O (0, ;0)

Cho x = - 1 ⇒ y = -2. (-1) = 2

Ta có: D (-1; 2)

Vẽ đường thẳng OD ta có đồ thị hàm số y = -2x

Bài 53 trang 77 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Bài 54 trang 77: Đồ thị của hàm số y = bx là đường thẳng OB trong hình bên.

a. Hãy xác định hệ số b

b. Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng 2

c. Đánh dấu điểm trên độ thị có tung độ bằng 2

Bài giải:

a. Thay B (-2; 1) vào hàm số y =bx ta có: 1=-2b ⇒ b=-1/2

Vậy b = -0,5

b. c. Hình bên

Bài 54 trang 77 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Bài 55 trang 78: Đố: trong hình dưới cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ cao h (km) của máy bay vào thời gian t (phút) bay (mỗi đơn vị trên trục hoành biểu thị 10 phút, mỗi đơn vị trên trục tung biểu thị 1km). Qua đồ thị, đố em biết được:

a. Độ cao cao nhất của máy bay khi bay bằng bao nhiêu km?

b. Thời gian từ khi máy bay cất cánh đến lúc đạt độ cao cao nhất là bao nhiêu phút?

c. Thời gian từ khi máy bay hạ từ độ cao cao nhất xuống mặt đất là bao nhiêu phút?

Bài 55 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1
Bài giải:

a. Độ cao cao nhất của máy bay khi bay được là 10km

b. Thời gian từ lúc máy bay cất cánh đến lúc đạt độ cao cao nhất là 2.10 = 20 phút.

c. Thời gian máy bay hạ từ độ cao cao nhất đến mặt đất là: (12 – 8).10 = 40 phút

Bài 56 trang 79: Vẽ đồ thị của hàm số y = f (x) = 1,5x. Bằng đồ thị, hãy tìm:

a) Các giá trị f (1); f (-1); f (-2); f (2); f (0).

b) Giá trị của x khi y = -1; y = 0; y = 4,5.

c) Các giá trị của x khi y dương; khi y âm.

Bài giải:

- Vẽ đồ thị hàm số:

Vẽ hệ trục tọa độ Oxy

Với x= 2 thì y = 1,5.2 = 3 ta được điểm A (2; 3)

Vẽ đường thẳng đi qua O, A ta được đồ thị hàm số y = f (x) = 1,5x

Bài 56 trang 79 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

a) f (1) = 1,5.1 = 1,5

f (-1) = 1,5. (-1) = -1,5

f (-2) = 1,5. (-2) = -3

f (2) = 1,5.2 = 3

f (0) = 0

Bài 56 trang 79 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 2
Bài 56 trang 79 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 3

c) - Khi y dương: y > 0 ⇒ 1,5x > 0 ⇒ x > 0

- Khi y âm: y < 0 ⇒ 1,5x < 0 ⇒ x < 0

Bài 57 trang 79: Một cạnh của hình chữ nhật là 5m, cạnh kia là x (m). Hãy biểu diễn diện tích y (m2) theo x. Vẽ đồ thị của hàm số đó. Từ đồ thị hãy cho biết:

a. Diện tích của hình chữ nhật bằng bao nhiêu khi x=2m? x = 3m?

b. Cạnh x bằng bao nhiêu khi diện tích y của hình chữ nhật bằng 2,5m2? 5m2?

Bài giải:

Theo bài ta có: y = 5x. Đồ thị đi qua O (0; 0)

Cho x = 1 suy ra y =5. Ta có B (1; 5)

Vẽ tia OB ta có đồ thị hàm số

Bài 57 trang 79 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

* Do hình chữ nhật đã cho có một cạnh bằng 5 (m) và một cạnh bằng x (m) nên diện tích hình chữ nhật là: y = 5. x (m2)

* Vẽ đồ thị hàm số y= 5x.

Vẽ hệ trục tọa độ Oxy.

Với x = 1 thì y =5 ta được điểm B (1; 5) thuộc đồ thị hàm số y = 5x.

Đường thẳng OB là đồ thị của hàm số y = 5x.

a. Đặt y = f (x) = 5x

Tại x = 2; x = 3

f (2) = 5.2=10m2

f (3) = 5.3=15m2

b. Khi y = 2,5 m2 ⇒ x=y/5=2,5/5=0,5 m

Khi y = 5m2 ⇒ x=y/5=5/5=1 m

Bài 58 trang 80: Đồ thị trong hình dưới biểu thị việc đổi đơn vị khối lượng từ pao sang kilôgam và ngược lại. Xem đồ thị hãy cho biết 2lb, 3lb, 5lb bằng bao nhiêu kilogam?

Bài 58 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Bài giải:

2lb≈ 0,91kg; 3lb≈ 1,36kg; 5lb≈ 2,27kg

Bài 59 trang 80: Đồ thị của hàm số y = f (x) là đường thẳng OA (hình dưới). Hàm số đó được cho bởi công thức nào?

Bài 59 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Bài giải:

Đồ thị hàm số y = f (x) là đường thẳng OA đi qua gốc toạ độ có dạng y = ax (a≠ 0)

Điểm A (-3; 1) thuộc đồ thị hàm số nên khi x = -3 thì y =1. Ta có: 1 = a. (-3) suy ra a =-1/3

Vậy hàm số đã cho là

Bài 59 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Bài 60 trang 80: Trong các điểm A (6; -2); B (-2; -10); C (1; 1);

Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1
; E (0; 0) có những điểm nào thuộc đồ thị của hàm số:
Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 2

Bài giải:

a. Xét hàm số

Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1
ta có:
Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 2
nên điểm A thuộc đồ thị hàm số.
Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 3
nên điểm B không thuộc đồ thị hàm số.
Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 4
nên điểm C không thuộc đồ thị hàm số.
Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 5
nên điểm D không thuộc đồ thị hàm số.

f (0) = 0 nên điểm E thuộc đồ thị hàm số.

b. Xét hàm số y = 5x ta có:

f (6) = 5.6 = 30 ≠ -2 nên điểm A không thuộc đồ thị hàm số.

f (-2) = 5. (-2) = - 10 nên điểm B có thuộc đồ thị hàm số.

f (1)= 5.1 = 5 ≠ 1 nên điểm C không thuộc đồ thị hàm số đã cho.

Bài 60 trang 80 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 6
nên điểm D không thuộc đồ thị hàm số

Và f (0) = 5.0 = 0 nên điểm E có thuộc đồ thị hàm số đã cho.

Bài 61 trang 81: a. Biết rằng điểm A (a; -1,4) thuộc đồ thị hàm số y = 3,5x

Tìm giá trị của a

b, Biết rằng điểm B (0,35; b) thuộc đồ thị hàm số

Bài 61 trang 81 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Tìm giá trị của b

Bài giải:

a. Điểm A (a; -1,4) thuộc đồ thị hàm số y = 3,5x nên khi x = a ta có: y = -1,4

suy ra -1,4 = 3,5. a

Bài 61 trang 81 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

b. Điểm B (0,35; b) thuộc đồ thị hàm số

Bài 61 trang 81 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 2
nên khi x = 0,35 ta có y = b.

Suy ra:

Bài 61 trang 81 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 3

Bài 62 trang 81: Trò chơi toán học: bắn tàu (hai người chơi và một trọng tài). Mỗi người chơi vẽ một hệ trục toạ độ Oxy và bốn tàu tuỳ ý chọn, mỗi tàu gồm ba điểm thẳng hàng (tung độ và hoành độ là số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 8) như hình dưới.

Bài 62 trang 81 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Bài giải:

Cách chơi: mỗi người đến lượt mình cố gắng bắn chìm các tàu của đối phương bằng một trong hai cách sau;

Bài 62 trang 81 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1
Bài 62 trang 81 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 2

Sau mỗi lần băn của một người chơi, trọng tài có nhiệm vụ xá định và nói rõ đã trúng bao nhiêu điểm.

Ai bắn chìm hết các tàu của đối phương trước là thắng cuộc (một tàu coi là bị bắn chìm nếu bị trúng cả ba điểm)

Bài 7.1 trang 78 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Đường thẳng OM trong hình bs 2 là đồ thị của hàm số:

Bài 7.1 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

(A) y = -2x;

(B) y = 2x;

(C) y = 1/2x;

(D) y = (-1)/2x.


Bài giải:

Vì đường thẳng OM đi qua gốc tọa độ nên hàm số có dạng: y = a. x (a ≠ 0).

Điểm M (2; -1) thuộc đồ thị hàm số nên khi x = 2 thì y = - 1 thay vào ta được:

- 1 = a. 2 nên

Bài 7.1 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Vậy đường thẳng OM là đồ thị hàm số

Bài 7.1 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 2

Đáp án (D).

Bài 7.2 trang 78: Đồ thị của hàm số y = (-2)/5x là đường thẳng OM. Khi đó:

(A) M (-5; 2)

(B) M (2; -5)

(C) M ((-2)/5; 1)

(D) M ((-6)/5; 3)

Bài giải:

Xét hàm số

Bài 7.2 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1
, với x = -5 thì
Bài 7.2 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 2
nên điểm M (-5; 2) thuộc đồ thị hàm số
Bài 7.2 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 3

Vậy đồ thị của hàm số

Bài 7.2 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 4
là đường thẳng OM với M (-5; 2).

Đáp số (A).

Bài 7.3 trang 78: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng OA với

A (5; -7). Tính a.

Bài giải:

Do điểm A (5; -7) thuộc đồ thị hàm số nên thay x = 5 và y= -7 ta được:

-7 = a. 5 ⇒ a = (-7)/5

Bài 7.4 trang 78: Cho biết điểm M (a; -0,2) thuộc đồ thị của hàm số y = 4x. Khi đó, a bằng:

(A) -1;

(B) -0,5;

(C) -0,05;

(D) 0,05.

Bài giải:

Do điểm M (a; -0,2) thuộc đồ thị của hàm số y = 4x nên thay x = a và y = -0,2 vào ta được:

Bài 7.4 trang 78 SBT Toán 7 Tập 1 ảnh 1

Đáp số: (C).