Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Toán 7 > Bài 5: Hàm số - trang 72 sách bài tập Toán 7 Tập 1

Bài 5: Hàm số - trang 72 sách bài tập Toán 7 Tập 1

Bài 35 trang 72 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá trị tương ứng của chúng là:

a.

x-3 -2 -1 1/31/2 2
y -4 -6 -12 3624 6

b.

x 44 916
y -22 34
c.
x-2 -1 0 12
y 1 1 1 11

Bài giải:

a. Trong bảng ta thấy ứng với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị của y. Theo định nghĩa thì y là hàm số của đại lượng x.

b. Trong bảng ta thấy ứng với giá trị x = 4 có hai giá trị khác nhau của y là 2 và -2. Theo định nghĩa thì y không phải là hàm số của đại lượng x.

c. Trong bảng ta thấy ứng với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị của y. Theo định nghĩa thì y là hàm số của đại lượng x. Ở đây giá trị của y không đổi nên hàm số là hàm hằng.

Bài 36 trang 72: Hàm số y = f (x) được cho bởi công thức f (x) = 15/x

a. Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số y = f (x) vào bảng sau:

x -5 -3 -1 13 5 15
y=f (x)

b. f (-3) =? f (6) =?

Bài giải:

a. Điền giá trị y = f (x) vào bảng sau:

x -5 -3 -1 13 5 15
y=f (x) -3 -5-15 155 31

b. f (-3) = 15/ (-3)=-5

f (6) =15/6=5/2

Bài 37 trang 72: Hàm số y = f (x) được cho bởi công thức f (x) = 2x2 – 5

Hãy tính: f (1); f (-2); f (0); f (2)

Bài giải:

Ta có: f (1) = 2.12 – 5 = 2 – 5 = -3

f (-2) = 2. (-2)2 – 5 = 8 – 5 = 3

f (0) = 2.02 – 5 = 0 – 5 = -5

f (2) = 2.22 – 5 = 2.4 – 5 = 3

Bài 38 trang 72: Cho hàm số y = f (x) = 2 – 2x2. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước khẳng định đúng.


Bài giải:

Vậy đáp án đúng là C.

Bài 39 trang 73: Cho hàm số y = 3x/5

Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

x -5 3,5 10
y -0,5 0

Bài giải:
x -5 -0,3 0 3,5 10
y -3 -0,5 0 2,1 6


Bài 40 trang 73:
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Đại lượng y trong bảng nào sau đây không phải là hàm số của đại lượng x tương ứng:

a.

x1 1 44
y-1 1 -2 2

b.

x1 2 34
y4 23 1

c.

x-5 -4 -3-2
y0 00 0
d.
x-1 0 12
y1 35 7

Bài giải:

* Xét bảng A ta thấy:

+ Với x = 1 cho hai giá trị y tương ứng: y = -1 và y = 1.

+ Với x = 4 cho hai giá trị y tương ứng: y = -2 và y = 2

Do đó, đại lượng y trong bảng A không phải là hàm số của đại lượng x tương ứng.

* Các bảng B, C và D đều thỏa mãn: Với mỗi giá trị của x ta chỉ xác định được đúng một giá trị tương ứng của y. Nên đại lượng y trong các bảng B, C và D đều là hàm số của đại lượng x.

Chọn A.

Bài 41 trang 73: Cho hàm số y = 8/x. Tìm các giá trị của y tương ứng với x lần lượt bằng 2; 4; -1; -1.

Bài giải:

Đặt: y = f (x) = 8/x. Ta có:

Tại x = 2 thì y = f (2) = 8/2 = 4

Tại x = 4 thì y = f (4) = 8/4 = 2

Tại x = -1 thì y = f (-1) = 8/ (-1) = -8

Tại x = -4 thì y = f (-4) = 8/ (-4) = -2

Bài 42 trang 73: Cho hàm số y = f (x) = 5 – 2x

a) Tính f (-2), f (-1), f (0), f (3)

b) Tính các giá trị của x ứng với y =5; 3; -1

Bài giải:

a) F (-2) = 5 -2. (-2) = 5 + 4 =9

F (-1) =5 – 2. (-1) = 5 + 2 = 7

F (0) = 5 – 2.0 = 5

F (3) = 5 – 2.3 = 5 – 6 =-1

b)

Bài 43 trang 73: Cho hàm số y = -6x. Tìm các giá trị của x sao cho:

a. y nhận giá trị dương

b. y nhận giá trị âm

Bài giải:

a, y= -6x

y > 0 ⇒ -6x > 0 ⇒ x< 0

vậy mọi x ∈ R và x< 0 thì y= -6x> 0

b, y= -6x

y < 0 ⇒ -6x < 0 ⇒ x> 0

vậy mọi x ∈ R và x> 0 thì y= -6x< 0

Bài 5.1 trang 73: Hàm số y = f (x) được xác định bởi tập hợp:

{ (-3; 6); (-2; 4); (0; 0); (1; -2); (3; -6)

Lập bảng các giá trị tương ứng x và y của các hàm số trên.

Bài giải:

x -3 -20 1 3
y 6 4 0-2 -6


Bài 5.2 trang 73:
Cho hàm số: y = f (x) = 3x2 – 1. Khi đó:

(A) f (-1) = 2;

(B) f (-2) = -13;

(C) f (-3) = 27;

(D) f (0) = 0.

Bài giải:

Ta có: f (-1) = 3. (-1)2 – 1 = 3.1- 1 = 2

f (-2) = 3. (-2)2 – 1 = 3.4 – 1 = 11

f (-3) = 3. (-3)2 – 1 = 3.9 – 1 = 26

f (0) = 3.02 - 1 = 0 - 1 = -1

Chọn (A).

Bài 5.3 trang 73: Cho hàm số y = f (x) = |x+1|. Tính f (-2), f (2).

Bài giải:

f (-2) = |-2+1| = |-1| = 1.

f (2) = |2+1| = 3.

Bài 5.4 trang 73: Cho hàm số y = f (x) = (-2x)/3 nhận giá trị dương, thì:

(A) x > 0;

(B) x < 0;

(C) x = 0;

(D) chưa biết dấu của x.

Bài giải:

Đáp án đúng là (B)