Trang chủ > Lớp 7 > Giải SBT Toán 7 > Bài 4: Hai đường thẳng song song - trang 106 sách bài tập Toán 7 Tập 1

Bài 4: Hai đường thẳng song song - trang 106 sách bài tập Toán 7 Tập 1

Bài 21 trang 106 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Thế nào là hai đường thẳng song song

Trong các câu trả lời sau hãy chọn câu trả lời đùng:

a. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung

b. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không cắt nhau

c. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau

d. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không cắt nhau không trùng nhau

Bài giải:

Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung

a. Đúng

b. Sai (vì hai đường thẳng không cắt nhau có thể trùng nhau)

c. Đúng

d. Đúng

Bài 22 trang 106: Thế nào là hai đoạn thẳng song song?

Trong các câu trả lời sau hãy chọn câu đúng:

a. Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng không cắt nhau

b. Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song

Bài giải:

a. Sai

b. Đúng

Bài 23 trang 106: Làm thế nào để nhận biết a // b?

Trong các câu trả lời sau, hãy chọn câu đúng:

a. Nếu a và b cắt c mà trong các góc tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau thì a // b

b. Nếu a và b cắt c mà trong các góc tạo thành một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a // b

c. Nếu a và b cắt c mà trong các góc tạo thành một cặp góc trong cùng phía bù nhau thì a // b

Bài giải:

Lưu ý: Để nhận biết hai đường thẳng song song thì phải dựa vào định nghĩa hoặc dựa vào tính chất.

a. Đúng

b. Đúng

c. Đúng

Bài 24 trang 106: Kiểm tra xem trong các hình dưới đây, các đoạn thẳng nào song song với nhau?


Bài giải:

Hình a: AB // CD

Hình b: EG // FH

Hình c: AB //CD// A’B’ //C’D’

AD //BC // A’D’ //B’C’

AA’ // BB’ //CC’ //DD

Bài 25 trang 107: Cho các điểm C nằm ngoài đường thẳng b. Vẽ đường thẳng a đi qua C sao cho a // b (Vẽ hai cách trên cùng một hình vẽ)

Bài giải:
Ta có hình vẽ sau:

Bài 26 trang 107: Vẽ hai đương thẳng a và b sao cho a//b

Lấy điểm M nằm ngoài hai đường thẳng a, b

Vẽ đường c đi qua M và vuông góc với a, với b

Chú ý: có nhiều hình vẽ khác nhau tuỳ theo vị trí điểm M được chọn

Bài giải:

Có các hình vẽ như trong các trường hợp sau:

Bài 4.1 trang 107: Chọn trong số các từ hay cụm từ: có điểm chung (1); không trùng nhau và không cắt nhau (2); so le trong (3); đồng vị (4) điền vào chỗ trống (…) trong mỗi câu sau đây để diễn đạt đúng về hai đường thẳng song song.

a) Hai đường thẳng không ….. thì song song.

b) Nếu hai đường thẳng a, b cắt đường thẳng c và trong các góc tạo thành có một cặp góc……. bằng nhau thì song song

Bài giải:

Bài này không yêu cầu học sinh phải điền duy nhất một phương án.

a) Có thể điền: (1) có điểm chung hoặc (2) không trùng nhau và không cắt nhau.

b) Có thể điền: (3) so le trong hoặc (4) đồng vị.

Bài 4.2 trang 107: Cho hình bs 4 (hai đường thẳng a và b song song với nhau). Cho biết số đo của mỗi góc: ∠ (D1); ∠ (D2); ∠ (D3); ∠ (D3và giải thích cách tìm.


Bài giải:

∠ D2 = 39° vì là góc đồng vị với ∠ E = 39°.

∠ D4 = 39° vì là góc đối đỉnh với ∠ D2.

∠ D3 = 141° vì bù với góc ∠ D4.

∠ D1 = 141° vì là góc đối đỉnh với ∠ D3.

Bài 4.3 trang 107: Cho hình bs 5.

a) Hai đường thẳng Mz và Ny có song song với nhau hay không? Vì sao?

b) Hai đường thẳng Ny và Ox có song song với nhau hay không? Vì sao?


Bài giải:

a) Vẽ Ny’ là tia đối của tia Ny, Mz’ là tia đối của tia Mz. Khi đó, góc MNy’ kề bù với góc Mny, do đó ∠ MNy' = 30°. Ta có: ∠ tMz = ∠ MNy' = 30º mà hai góc này ở vị trí đồng vị. Do đó, hai đường thẳng Ny và Mz là hai đường thẳng song song.

b) Vì ∠ MNO = 90° và ∠ MNy' = 30° suy ra ∠ ONy' = 60°. Vẽ Ox’ là tia đối của tia Ox. Khi đó, góc NOx’ kề bù với góc NOx, do đó ∠ NOx' = 60°. Đường thẳng ON cắt hai đường thẳng Ox và Ny trong các góc tạo thành có hai góc ∠ NOx’= ∠ ONy' = 60º và hai góc này ở vị trí so le trong. Do đó, hai đường thẳng Ny và Ox song song với nhau.