Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà) (trang 136 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Mở bài: “Tôn sư trọng đạo” là một trong số những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đang ngày càng được phát huy rực rỡ.
Thân bài:
- Giải thích các khái niệm: “tôn sư” là một lòng thương mến, tôn kính của học trò đối với thầy; “trọng đạo” là xem trọng và đề cao đạo lí -> “tôn sư trọng đạo” là…
- Phân tích, chứng minh:
+ Vai trò của người thầy đối vớ sự thành công của người học trò: Không thầy đố mày làm nên, người thầy là người truyền cho ta những kiến thức, dạy ta lễ nghĩa, đạo đức… -> Chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn công lao dạy dỗ của người thầy.
+ Chúng ta luôn cảm thấy tự hào với truyền thống, với phẩm chất cao quý của các bậc thầy.
+ “Tôn sư trọng đạo” chính là thể hiện của ý thức xem trọng việc học hành, coi trọng đạo đức và đạo lí làm người.
+ (Kết hợp đưa ra dẫn chứng)
- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được tiếp nối như thế nào trong xã hội hiện nay:
+ Hoàn cảnh, điều kiện sống đã có rất nhiều thay đổi: điều kiện học tập ngày một tốt hơn, đời sống vật chất tinh thần cũng thêm giàu mạnh, giáo dục cũng được coi trọng hơn.
+ Nhà nước ta vẫn luôn cố gắng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó thông qua hành động, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 là một ngày ý nghĩa để mỗi người chúng ta nhớ và trân trọng công lao của những người thầy.
+ Tuy nhiên, có nhiều học trò đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng chưa thật sự ý thức được việc cần phải trân trọng và tôn kính giá trị cao đẹp của người thầy, giá trị của những bài giảng nhiệt huyết.
+- Làm thế nào để giữ gìn và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”: Lòng tôn kính thầy, coi trọng đạo lí cần phải được xuất phát từ cái tâm trong lòng.
Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của mỗi câu nói và bài học bản thân.
II. Bài văn mẫu
Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”. Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?
I. Dàn ý
Mở bài: Trích dẫn ý kiến và phân tích để khẳng tính đúng đắn của câu nói.
Thân bài:
- Giải thích “thói xấu”?
+ Thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường: chỉ là tình cờ lướt qua, không có mối quan hệ thân thiết, gặp rồi sẽ quên ngay mà chưa có ảnh hưởng.
+ Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà: đồng hành cùng chúng ta trong mỗi việc làm, hành động, không dễ tách rời.
+ Trở thành ông chủ nhà khó tính: Điều khiển và kiểm soát buộc ta phải làm theo, chi phối đến mọi mặt của cuộc sống.
- Nội dung ý kiến: Các thói xấu dần dần sẽ lấn chiếm và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người.
- Phân tích, chứng minh và bình luận:
+ Trong mỗi con người chúng ta bao giờ cũng có những tính xấu và những đức tính tốt.
+ Thói xấu có một sức quyến rũ và khi nó đã trở thành một thói quen thì rất khó để bỏ.
+ Nếu con người không ý thức được việc tự rèn luyện, hướng đến những gì tốt đẹp, bị các thói xấu làm chủ thì "biến thành ông chủ nhà khó tính" (khía cạnh đúng của ý kiến).
+ Nếu con người ý thức được tự rèn luyện, biết hướng đến những gì tốt đẹp, nhận ra các thói tật xấu để từ sửa bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội trở thành thói quen xấu mà dần dần con người sẽ trở nên hoàn thiện hơn (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).
Kết bài: Ý kiến bản thân và hướng rèn luyện cho bản thân mỗi người.
II. Bài văn mẫu
Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn 10A tổ chức hội thảo với chủ đề: “Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp”. Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.
I. Dàn ý
- Các ý cơ bản cần cho bài viết:
+ Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?
+ Ý nghĩa của các đợt thi đua: hiện nay, không chỉ trong các nhà trường mà trên toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với rất nhiều những vấn đề bức xúc của môi trường.
+ Thực trạng: Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? Đã đạt được tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề nào? Nguyên nhân là do đâu? ...
+ Biện pháp: Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng thêm xanh, sạch, đẹp? (nêu ra các giải pháp trước mắt và lâu dài).
II. Bài văn mẫu
Đề 4: Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có bạn cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại, có bạn ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).
I. Dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả được bộc lộ ở 2 câu thơ cuối bài: “Công danh nam tử còn vương nợ / Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
- Giới thiệu 2 ý kiến trái ngược và định hướng ý kiến của bản thân.
Thân bài:
- Giải thích 2 ý kiến thông qua việc phân tích sự hổ thẹn của tác giả Phạm Ngũ Lão với hoàn cảnh lịch sử, thời gian sống của tác giả: Bài thơ chính là lời tổng kết về cuộc đời chinh chiến của tác giả - một vị tướng lĩnh tài ba đã góp phần làm nên “hào khí Đông A” thời nhà Trần. Chữ “thẹn” có nhiều ý nghĩa:
+ Thẹn khi nghe câu chuyện Vũ Hầu. Vũ Hầu chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng, người đã được người đời xem như bậc vĩ nhân ở Trung Quốc, đã phò giúp Lưu Bị từ tay trắng lập công danh. Thể hiện tinh thần yêu nước, hoài bão, nhận thức về trách nhiệm chí nam nhi khi không bằng được người xưa của Phạm Ngũ Lão.
+ Lời nhắc nhở với những bậc nam nhi trong thiên hạ cần phải có ý thức cầu tiến và dám xả thân vì nghĩa lớn, đừng bao giờ ngủ say trong chiến thắng.
- Như vậy, sự hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão không hề kiêu kì, thái quá, mà đó chính là thể hiện của hoài bão lớn lao của một tấm lòng yêu nước nồng nàn.
Kết bài:
- Tổng hợp những luận điểm đã triển khai.
- Bài học về việc đánh giá và tiếp cận nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.
Bài trước: Các thao tác nghị luận (trang 134 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Bài tiếp: Ôn tập phần Tiếng Việt (trang 138 sgk Ngữ văn 10 tập 2)