Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng) (trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
+ 4 câu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải.
+ 12 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều.
+ 2 câu cuối: Hành động dứt khoát của Từ Hải.
Câu 1:
- Lòng bốn phương: có chí lập công danh, sự nghiệp.
- Mặt phi thường: chỉ tính chất xuất chúng, khác người.
-> Tầm vóc vũ trụ phi thường của người anh hùng Từ Hải.
- Sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du với Từ Hải được thể hiện: mặt phi thường, thoắt, trông vời, trời bể mênh mang, trượng phu, lòng bốn phương, thanh gươm yên ngựa…
Câu 2: Từ Hải thể hiện lí tưởng anh hùng của mình thông qua lời nói với Thúy Kiều:
- Trách Thúy Kiều là tri kỉ mà không luyến tiếc, không hiểu mình, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng sống cao cả “tâm phúc tương tri … kì dặm khơi”.
- Tự tin về một tương lai lập công danh “Bao giờ mười vạn tinh binh … nghi gia”.
Câu 3:
Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải: Khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật thông qua cảm hứng vũ trụ và bút pháp ước lệ, trong đó ước lệ và cảm hứng vũ trụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiểu mẫu người anh hùng vốn là nhân vật truyền thống trong các tác phẩm văn học trung đại với những nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động dứt khoát, ngắn gọn, hơi hướng lí trí đặt trên tình cảm.
Bài trước: Lập luận trong văn nghị luận (trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Bài tiếp: Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2)