Phương pháp thuyết minh (trang 51 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
Những phương pháp được dùng trong từng đoạn văn và tác dụng của nó:
Đoạn văn | Phương pháp thuyết minh | Tác dụng của phương pháp thuyết minh |
(1) | Liệt kê, giải thích | Bảo đảm sức thuyết phục và tính chuẩn xác đối với người nghe |
(2) | Định nghĩa, phân tích, giải thích | Cung cấp các thông tin bất ngờ và thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô |
(3) | Nêu số liệu, so sánh | Gây ấn tượng mạnh, tăng thêm sức hấp dẫn và độ chính xác cho các thông tin |
(4) | Phân loại, giải thích | Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian |
2. Tìm hiểu thêm các phương pháp thuyết minh
a. So sánh phương pháp thuyết minh bằng chú thích và phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa:
- Giống: đều có mô hình cấu trúc “A là B”.
- Khác:
+ Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa: đặt đối tượng cần thuyết minh vào một loại rộng hơn, lớn hơn; Phương pháp này chỉ ra được các đặc điểm bản chất của hiện tượng, sự vật để phân biệt chúng với hiện tượng và sự vật cùng loại.
+ Phương pháp thuyết minh bằng chú thích: Đưa ra một tên gọi khác hay một cách nhận biết khác, chưa phản ánh được thuộc tính bản chất của đối tượng một cách đầy đủ.
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả
- 2 mục đích (1) và (2) đều là mục đích của đoạn văn, nhưng (2) mới là mục đích chủ yếu.
- Các ý của đoạn văn có mối quan hệ nhân quả hợp lý: Niềm say mê cây chuối (nguyên nhân) -> việc ra đời của bút danh Ba-sô (kết quả).
Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh
1. Người làm văn căn cứ vào mục đích thuyết minh để quyết định chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
2. Mục đích chủ yếu nói thật rõ về sự vật, hiện tượng không phải là duy nhất. Phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc.
Luyện tập
Câu 1: Nhận xét các loại phương pháp thuyết minh được dùng trong đoạn văn đã cho: Vận dụng đa dạng các loại phương pháp thuyết minh phù hợp:
- Chú thích: Hoa lan …là "Loài hoa vương giả". …là "nữ hoàng của các loài hoa".
- Phân tích, giải thích: Họ lan thường được chia thành 2 nhóm: …
- Nêu số liệu: Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã….
- Ngoài việc dùng các phương pháp thuyết minh trên tác giả còn vận dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn: Với cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh và mang hoà sắc tuyệt diệu của phớt tím, nâu, trắng, vàng, khi có làn gió….
-> Trong đoạn thuyết minh này, tác giả đã phối hợp các loai phương pháp thuyết minh một cách hợp lý: phân loại, chú thích, liệt kê, nêu ví dụ, ... nhờ đó mà tạo cho bài thuyết minh vừa có tính chính xác vừa khách quan lại thêm hấp dẫn và sinh động.
Câu 2: Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh/chị muốn giới thiệu với các bạn một trong số ngành nghề truyền thống của quê mình (nuôi tằm, trồng lúa, làm đồ gốm,... ). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.
Gợi ý:
- Giới thiệu chung về đất nước Việt Nam. Đưa ra vai trò vô cùng quan trọng của lúa trong đời sống người Việt Nam và giới thiệu ngành nghề truyền thống trồng lúa nước.
- Nguồn gốc: Nghề trồng lúa nước đã có từ lâu đời với 2 vựa lúa chính là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
- Đặc điểm: mỗi năm 2 vụ chính, với nhiều giống lúa, đặc biệt là cây lúa được trồng tại vùng đất được bơm ngập nước.
- Quy trình: Hạt lúc đem ngâm -> gieo hạt lên mạ -> cấy mạ -> dần dần cây lúa sinh trưởng và phát triển -> thu hoạch.
- Công dụng của lúa: hạt được dùng làm lương thực, có thể đem xuất khẩu thu về giá trị kinh tế, thân lúa phơi thành rơm khô có thể dùng làm mái nhà, cho bò ăn, đốt làm tro để bón ruộng…
- Suy nghĩ về nghề trồng lúa nước truyền thống với phương pháp trồng lúa hiện nay ở Việt Nam và các nước khác.
(Trong quá trình thuyết minh cần phải xác định đúng mục đích chính thuyết minh là nghề trồng lúa nước truyền thống, chú ý dùng các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp: nêu định nghĩa ngành nghề truyền thống là gì? nghề trồng lúa nước là gì? ; đưa ra số liệu, dẫn chứng về các khu vực vẫn còn lưu giữ được những nét truyền thống này; phân tích về quy trình chăm sóc lúa…)
Bài trước: Đọc thêm: Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư) (trang 47 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Bài tiếp: Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh (trang 52 sgk Ngữ văn 10 tập 2)