Tựa (trang 30 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
- Phần 1 - (từ đầu … không rách nát tan tành): Nguyên nhân làm cho thơ văn thất lạc.
- Phần 2 - (tiếp … chê trách người xưa vậy): Hành động và thái độ của tác giả.
- Phần 3 - (còn lại): Giới thiệu về người viết.
Câu 1:
- 5 nguyên nhân khiến các sáng tác thơ văn của người thời xưa không được lưu truyền:
+ Thơ văn hay nhưng không có nhiều người am hiểu (chỉ một bộ phận thi nhân).
+ Người có học thì bận rộn nhiều việc mà ít để ý đến thơ ca.
+ Người quan tâm đến thơ ca thì lại không có năng lực.
+ Chính sách in ấn của nhà nước vẫn còn rất nhiều hạn chế.
+ Thời gian và chiến tranh đã hủy hoại rất nhiều sách.
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, rõ ràng và khúc chiết:
+ So sánh, liên tưởng thơ văn như gấm vóc, khoái trá, sắc đẹp ngoài sắc đẹp…
+ Phương pháp lập luận quy nạp.
+ Câu hỏi tu từ: Làm sao có thể giữ mãi … được mà không…
Câu 2: Tác giả đã sưu tầm thơ văn của hiền nhân:
- Tìm quanh, hỏi khắp: thu thập sưu tầm.
- Chọn lấy những bài hay, chia và sắp xếp theo từng loại.
- Đưa thêm những tác phẩm của mình vào cuối tác phẩm.
Câu 3:
- Điều thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn biên soạn:
+ Niềm tự hào văn hiến dân tộc.
+ Ý thức được trách nhiệm của bản thân trước di sản bị thất lạc của cha ông.
+ Tinh thần tự chủ, độc lập và ý thức tự cường trong văn học.
+ Ý muốn lưu truyền văn hóa cho đời sau giữ gìn và nghiên cứu.
-> Cảm nghĩ: đó là công việc hết sức khó khăn, một công việc đáng đượ ctrân trọng, khâm phục. Chúng ta cũng cần phải học hỏi tinh thần trách nhiệm, tự chủ của tác giả.
Câu 4:
Trước Trích diễm thi tập đã có tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nói về văn hiến dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Luyện tập
Dẫn chứng chứng tỏ các nhà thơ, nhà văn thời xưa rất tự hào về nền nền văn hiến dân tộc: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)…
Bài trước: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh (trang 24 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Bài tiếp: Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)