Vận nước (Quốc tộ) (trang 139 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Bố cục:
- 2 câu thơ đầu: Suy ngẫm của nhà thơ về vận nước.
- 2 câu thơ sau: Triết lý "vô vi" của tác giả.
Câu 1:
Trong câu thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên – những cây leo quấn quýt để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh ở đây được sử dụng hợp lí và có tác dụng làm nổi bật sự bền chặt, thịnh vượng lâu dài của đất nước.
Câu 2:
Sau khi vua Lê Đại Hành dẹp tan quân Tống xâm lược và kết thúc cuộc nội chiến nước ta là thời điểm bài thơ ra đời. Lúc này nhà vua có ý muốn xây dựng lại đất nước, đem lại sự bình yên cho thiên hạ. Bài thơ đã thể hiện tình hình thế sự của đất nước lúc này: đất nước đã thống nhất, chủ tướng là người tài giỏi, quân dân đồng lòng. Tác giả bày tỏ niềm tin đối với vương triều mới sẽ thịnh vượng và bền lâu.
Câu 3:
Tác giả đã khẳng định “vô vi trên điện các – chốn chốn dứt đao binh”:
- “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo lẽ tự nhiên, không làm gì đi ngược với quy luật tự nhiên. Vô vi trong bài thơ này được hiểu là đi theo học thuyết Nho giáo, tức là người đứng đầu (nhà vua) phải dùng tài đức để cảm hóa nhân dân, không làm những điều trái ngược với lẽ thường để khiến cho “quốc thái dân an” sẽ được dân tin tưởng và tuân theo. Cứ theo lối sống đó, trăm họ sẽ thuận theo ý, đất nước sẽ không còn có chiến tranh.
Câu 4:
2 câu thơ cuối đề cập tới ước muốn được sống một cuộc sống thái bình hạnh phúc, phản ánh truyền thống ưa chuộng hòa bình – một truyền thống tốt đẹp của nhân dân và dân tộc ta.
Bài trước: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (trang 135 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) (trang 141 sgk Ngữ văn 10 tập 1)