Trang chủ > Lớp 10 > Soạn Văn 10 (ngắn nhất) > Lập luận trong văn nghị luận (trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Lập luận trong văn nghị luận (trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

a. Kết luận (mục đích) của lập luận: Bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên là một kẻ thất phu hèn kém, chắc chắn thất bại về sau.

b. Lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đưa ra:

+ Người sử dụng binh giỏi là ở chỗ biết thời thế.

+ Được thời có thế thì hóa nhỏ thành lớn, biến mất làm còn.

+ Mất thời không thế thì yên thành nguy, mạnh quay thành yếu.

c. Lập luận là đưa ra các bằng chứng, lí lẽ có mục đích dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận của người nói (viết).

II. Cách xây dựng lập luận

1. Xác định luận điểm

Đọc bài Chữ ta của Hữu Thọ:

a. Vấn đề nghị luận: Thái độ tự trọng trong việc dùng tiếng mẹ đẻ.

- Quan điểm của tác giả: Khi nào thật cần thiết thì mới sử dụng tiếng nước ngoài.

b. Các luận điểm:

Lđ1: Tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt trên các tấm biển quảng cáo, bảng hiệu ở nước ta.

Lđ2: Tiếng Anh cũng được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

2. Tìm luận cứ

a. Luận cứ cho các luận điểm:

– Luận điểm 1:

Ở Triều Tiên, chữ nước ngoài, sử dụng chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt ở dưới, chữ Triều Tiên được to hơn ở phía trên.

Ở Triều Tiên, đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật các bảng hiệu có chữ mẹ đẻ.

Trong khi đó thì … như mình là lạc sang một nước khác.

– Luận điểm 2:

Có một số tờ báo, tạp chí, số báo xuất bản bằng tiếng nước ngoài được in ấn rất đẹp.

Các tờ báo được phát hành trong nước... cần đọc.

Trong khi đó ở nước ta, khá nhiều tờ báo... thông tin.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận

a. Phương pháp lập luận được sử dụng:

- Bài Thư dụ Vương Thông lần nữa: diễn dịch và có quan hệ nhân quả.

- Bài Chữ Ta: so sánh đối lập và quy nạp.

b. Một số phương pháp khác: phương pháp nêu loại suy nghĩ, phản đề, so sánh tương đồng, ngụy biện…

Luyện tập

Câu 1:

- Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất đa dạng và phong phú.

- Luận cứ:

Lí lẽ: Lòng yêu nước thương người; lên án và tố cáo các thế lực xấu chà đạp lên con người; đề cao con người với tài năng, khát vọng sống, phẩm chất, hạnh phúc…

Dẫn chứng: Liệt kê những tác phẩm văn học giàu tính nhân đạo được sáng tác từ thời Lí đến giữa thế kỉ XIX.

- Phương pháp lập luận: diễn dịch.

Câu 2: Tìm luận cứ cho các luận điểm:

a. Đọc sách mang lại cho chúng ta những điều bổ ích

– Nâng cao hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

– Giúp chúng ta khám phá ra bản thân mình.

– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo.

– Rèn luyện câu chữ để tạo khả năng diễn đạt tốt hơn.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề

– Đất đai bị xói mòn và sa mạc hóa.

– Không khí bị ô nhiễm.

– Nước bị nhiễm bẩn không thể ăn uống, tưới cây, tắm rửa.

– Môi trường sinh thái đang bị tàn phá, hủy diệt.

c. Văn học dân gian là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

– Văn học dân gian là các tác phẩm ngôn từ.

– Văn học dân gian được lưu truyền thông qua phương thức truyền miệng.

Câu 3: Đoạn văn tham khảo với các phương pháp lập luận diễn dịch:

Sách đưa đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la và về những dân tộc và những đất nước xa xôi. Nhiều cuốn sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với nhiều quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với các hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những cuốn sách xã hội lại giúp chúng ta hiểu biết thêm về đời sống con người trên những phần đất khác nhau đó với các đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hoá, các truyền thông, khát vọng.

(Theo Làm văn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000)