Tỏ lòng (Thuật hoài) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Câu 1:
Hai từ “Hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo được dịch nghĩa là “múa giáo” chưa thật sự chưa sát nghĩa và chưa thể hiện hết được sự hào hùng về không gian và con người trong câu “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Trong câu thơ này:
+ Thời gian: kháp kỉ thu
+ Không gian: giang sơn (đất nước)
+ Con người: một tráng sĩ đang cầm ngang ngọn giáo
Ở đây, tác giả đã khắc họa hình tượng một tráng sĩ sống dưới thời nhà Trần, với ngọn giáo cầm ngang, vững chãi. Không gian trải dài và mênh mông vô tận, thời gian trải dài từ năm này qua năm khác. Sự kết hợp giữa không gian và thời gian trải dài vô tận ấy đã khiến hình ảnh người tráng sĩ hiện lên với ý chí to lớn, tầm vóc vũ trụ. Ý chí bảo vệ đất nước được thể hiện cả bên trong lẫn bên ngoài. Còn 2 từ “múa giáo” chỉ có thể thể hiện được một phần của vẻ đẹp bên ngoài: khả năng chiến đấu.
Câu 2: Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có thể được hiểu theo 2 cách
Cách đầu tiên: thể hiện sức mạnh và ý chí chiến đấu của quân đội nhà Trần với thế hùng mạnh như loài hổ báo – các loại động vật mạnh nhất của rừng xanh và sức mạnh đó có thể “nuốt trôi trâu”.
Cách hiểu thứ 2: ý chí và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhà Trần rất lớn, sức mạnh ấy có thể lấn át cả sao Ngưu trên bầu trời – sức mạnh ngang với vũ trụ rộng lớn, có thể thay đổi cả giang sơn đất nước.
Câu 3:
Trong thời kì này, tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống và quan niệm của con người, đặc biệt là đấng nam nhi có trí. Sinh ra trong đời, đấng quân tử luôn gánh trên vai một món “nợ tang bồng”. Món nợ ấy biểu thị chí làm trai theo tinh thần và tư tưởng của Nho giáo: lập danh (để lại tiếng thơm) và lập công (để lại sự nghiêp). Và ở đây, từ “nợ” cũng giống như nỗi trăn trở của tác giả khi vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ với nhân dân với đất nước.
Câu 4:
Phạm Ngũ Lão là một vị anh hùng của dân tộc, dưới thời Trần ông đã lập được nhiều chiến công vang dội và được xem là một đấng quân tử đáng được người đời sau tôn trọng. Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy “thẹn” bởi vì ông thấy những điều mình đã làm vẫn chưa được coi là lớn lao như Vũ Hầu đã từng phụ giúp Lưu Bị. Nhưng nỗi “thẹn” đó không khiến cho hình tượng của Phạm Ngũ Lão nhỏ bé đi mà nó khiến người đời hiểu thêm về tấm lòng của ông– một lòng muốn được làm những điều lớn lao, tốt đẹp dành cho nhân dân và đất nước
Câu 5:
- Nam nhi thời nhà Trần có vẻ đẹp của ý chí chiến đấu bên trong và tầm vóc lớn lao bên ngoài sánh ngang với vũ trụ, một hào khí đã được cả dân tộc lấy làm tấm gương – hào khí Đông A. Đó chính là vẻ đẹp của ự đoàn kết, tinh thần chiến đấu khi đất nước cóbị giặc ngoại xâm đô hộ, là tinh thần luôn muốn dùng sức lực của mình để cống hiế cho sự nghiệp, bảo vệ quê hương, đất nước.
- Từ bài thơ này, ta có thể hiểu thêm về một thời kì lịch sử của các vị anh hùng như Phạm Ngũ Lão – những con người luôn một lòng dành cả đời mình để cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay như được củng cố và động viên tinh thần bảo vệ tổ quốc. Để làm được điều đó thì ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải có ý thức học tập chăm chỉ và không ngừng học hỏi để sau này trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Bài trước: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (trang 113 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) (trang 118 sgk Ngữ văn 10 tập 1)