Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
+ 14 câu đầu: Thúy Kiều trở lại nhà Kim Trọng.
+ 8 câu còn lại: Cảnh thề nguyền giữa Kim – Kiều.
Câu 1:
Các từ ngữ vội, xăm xăm, băng có hàm nghĩa: Một phần diễn tả nỗi lòng và tình cảm của Thúy Kiều, một phần để diễn tả động tác khẩn trương, vội vàng đi theo tiếng gọi của tình yêu mà bất chấp những quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến.
Câu 2: Không gian thiêng liêng, thơ mộng của cuộc thề nguyền:
+ Trong nhà giữa một đêm trăng sáng, ngọc đèn với ánh sáng hiu hắt, dìu dịu.
+ Có các tờ giấy viết đài sen, lời thề, lò đào thêm hương, trao kỉ vật tóc mây.
+ Vầng trăng thiên nhiên là nhân chứng.
Câu 3: Liên hệ với trích đoạn Trao duyên để nhận ra tính lô gíc nhất quán trong quan niệm về tình yêu của nhân vật Kiều:
Có cuộc thề nguyền thì mới có các kỉ vật để trao lại cho Thúy Vân. Tình yêu Kim – Kiều có mối quan hệ gắn bó, mang màu sắc tâm linh (vầng trăng chứng giám). Kiều chân thành, thủy chung và tôn thờ với tình yêu. Nàng dám nghĩ, dám sống và cũng dám hi sinh vì tình yêu. Đó là quan niệm mới mẻ trong tác phẩm văn học trung đại mà Nguyễn Du bộc lộ thông qua Kiều.
Bài trước: Truyện Kiều (tiếp theo - Chí khí anh hùng) (trang 114 sgk Ngữ văn 10 tập 2)