Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (trang 113 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Câu 1: Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói được dùng trong cuộc sống hàng ngày, dùng để trao đổi ý nghĩ, thông tin, tình cảm, … phục vụ nhu cầu trong cuộc sống
Câu 2: Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
Câu 3: Luyện tập
a. – Câu thứ nhất: Lời nói tuy không mất tiền mua nhưng trong giao tiếp, ta nên biết cách ứng xử một các phù hợp, nên biết khi nào nên nói giảm, nói tránh, khi nào cần nói thẳng, có như vậy thì lời nói của ta mới có thể đạt được hiệu quả. Tuy nhiên không thể chỉ vì làm vừa lòng người khác mà ta lại nói những lời nói dối, xu nịnh, và đôi khi không phải lời nói thẳng nói thật nào cũng làm vừa lòng người nghe. Vậy nên cần phải cân nhắc kỹ, “lựa lời” trong khi giao tiếp với mọi người.
- Câu thứ 2: Trong cuộc sống, có nhiều tiêu chuẩn được đặt ra để đánh giá một con người. Một trong các tiêu chí đó chính là lời ăn tiếng nói – cái được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. Ở đây, câu nói có ý chỉ ra cách để phân biệt “người ngoan” – người không ngoan, khéo léo qua những lời nói họ nói.
b. – Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện thông qua lời nói của nhân vật
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương ở đây có tác dụng tạo cho người đọc cảm nhận được sự thân mật, suồng sã trong cách nói và từ đây người đọc có thể cảm nhận được rõ ràng nhân vật này là một người dân Nam Bộ thông qua phương ngữ mà ông sử dụng.
Bài trước: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (trang 111 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Tỏ lòng (Thuật hoài) (trang 116 sgk Ngữ văn 10 tập 1)