Ôn tập phần Tiếng Việt (trang 138 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Câu 1:
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng và tình cảm giữa con người với nhau trong xã hội.
- Những nhân tố giao tiếp tham gia và có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp (người nghe, người nói).
+ Nội dung giao tiếp: thông điệp, thông tin,ngôn bản...
+ Mục đích giao tiếp: chủ đích mà những hành vi giao tiếp hướng đến.
+ Hoàn cảnh giao tiếp: địa điểm, thời gian, phương tiện, cách thức giao tiếp.
- Trong hoạt động giao tiếp có 2 quá trình cơ bản:
+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).
+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).
Câu 2: Bảng so sánh các đặc điểm ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói:
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Những yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về câu và từ | |
Ngôn ngữ nói | Hoàn cảnh trực tiếp trong không, thời gian gian nhất định. | Từ khẩu ngữ, nét mặt, cử chỉ, tiếng lóng, điệu bộ | Lời nói giao tiếp hàng ngày, từ ngữ đơn nghĩa. Câu từ ít gọt dũa, nhiều thán từ, câu tỉnh lược, cảm thán, … |
Ngôn ngữ viết | Gián tiếp (chữ viết), tiếp nhận thông qua thị giác, không hạn chế thời gian, không gian | Hệ thống dấu câu, bảng biểu, kí tự, sơ đồ | Từ ngữ chọn lọc kĩ càng, thường đa nghĩa, thuật ngữ chuẩn xác, thường có câu phức nhiều thành phần |
Câu 3:
- Các đặc điểm cơ bản của văn bản:
+ Tập trung nhất quán vào một chủ đề chính và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn.
+ Các câu cần có sự liên kết chặt chẽ, các ý có trình tự và mạch lạc.
+ Hướng tới mục đích nhất định.
+ Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
- Phân tích các đặc điểm của văn bản thông qua văn bản Ba Bể - huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định.
- Thống nhất một chủ đề: truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.
- Sự liên kết câu và ý mạch lạc: Các câu trong văn bản thường được liên kết với nhau dựa trên các liên từ, từ chuyển tiếp (rồi bỗng một đêm, chuyện kể rằng, duy chỉ có... ) và được liên kết theo mạch kể thời gian.
- Mục đích giao tiếp: giới thiệu huyền thoại về hòn đảo An Ma với mục đích gây sự tò mò, thu hút sự chú ý và mong muốn khám phá của du khách tham quan.
- Về hình thức: văn bản được chia làm 3 phần rõ ràng, mạch lạc và dễ nhận biết.
- Sơ đồ phân loại theo phong cách ngôn ngữ:
Câu 4: Bảng ghi những đặc điểm cơ bản cho thấy những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
- Tính cụ thể - Tính cảm xúc - Tính cá thể |
- Tính trừu tượng - Tính truyền cảm - Tính cá thể hóa |
Câu 5:
a. Khái quát:
- Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt: thuộc họ Nam Á, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất nước.
- Lịch sử phát triển tiếng Việt (bốn giai đoạn):
+ Thời kì dựng nước: tiếp xúc nhiều với tiếng Hán.
+ Thời kì phong kiến độc lập tự chủ: Song song phát triển chữ Nôm và chữ Hán.
+ Thời kì Pháp thuộc: phát triển theo khuynh hướng hiện đại hóa.
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945: Hoàn thiện và chuẩn hóa.
b. Những tác phẩm văn học Việt Nam:
- Viết bằng chữ Hán: Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo…
- Viết bằng chữ Nôm: thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…
- Viết bằng chữ quốc ngữ: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác…
Câu 6: Bảng tổng hợp các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt:
Về ngữ âm và chữ viết | Về từ ngữ | Về ngữ pháp | Về phong cách ngôn ngữ |
- Phát âm đúng, chuẩn. - Viết đúng chính tả, đúng quy định. |
- Đúng cấu tạo, âm thanh và nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của từ. - Từ ngữ phù hợp với phong cách ngôn ngữ |
- Kết cấu mạch lạc, có liên kết chặt chẽ. - Đúng cấu trúc, dấu câu thích hợp. | Sử dụng yếu tố ngôn ngữ phù hợp với phong cách ngôn ngữ toàn văn bản. |
Câu 7:
Các ý kiến đúng là: b, d, g, h Bài trước: Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà) (trang 136 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Bài tiếp: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (trang 140 sgk Ngữ văn 10 tập 2)