Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán) (trang 162 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Chia bố cục:
+ 2 câu thơ đầu: Hình ảnh lẻ loi của người thiếu phụ ở chốn khuê phòng.
+ 2 câu thơ sau: Tâm trạng của người thiếu phụ khi nhìn thấy cây dương liễu ở đầu phía đường.
Câu 1: Nghệ thuật cấu tứ của bài thơ:
- Cấu tứ theo dòng cảm xúc của bài thơ – cảm xúc của người thiếu phụ.
- Người khuê phụ có những sự thay đổi nhận thức: Nhìn bản thân mình, khuê phụ thấy tuổi thanh xuân đang dần bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì tất cả đều thăm thẳm, mịt mù
- Hoàn cảnh đó đã khiến người thiếu phụ cảm thấy xót thương, sầu hận.
Câu 2:
Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại cảm thấy hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu. Màu dương liễu tượng trưng cho màu của tuổi xuân, tuổi trẻ và cũng chính là màu của li biệt. Chính bởi vì ý thức được điều đó nên người thiếu phụ luôn cảm thấy hối hấn vì đã để chồng đi kiếm tước hầu. Từ suy nghĩ đó, người thiếu phụ cảm thấy oán thán ấn phong hầu, căm ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3:
Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán được xem là bài thơ nổi bật về tinh thần phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường. Mặc dù cả bài không nhắc tới 2 chữ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được chiến tranh đang dần “ăn mòn” cuộc sống của con người. Nó đang hủy hoại tuổi xuân, tuổi trẻ của biết bao người, nó đã phá tan hạnh phúc của các gia đình, làm mất đi sự lạc quan, sự yêu đời và niềm tin vào cuộc sống của rất nhiều người. Cũng chính bởi vì các lí đó không nhắc tới 2 chữ “chiến tranh” nhưng bài thơ vẫn tạo nên một niềm oán thán sục sôi, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ
Bài trước: Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) (trang 160 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Khe chim kêu (Điểu minh giản) (trang 164 sgk Ngữ văn 10 tập 1)