Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (trang 62 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
Câu 1:
a. Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến chỗ dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn có tính trọn vẹn về hình thức và nội dung. ’
b. Một đoạn văn cần phải đảm bảo được các yêu cầu:
- Tập trung làm rõ một chủ đề chung, một ý chung thống nhất và duy nhất.
- Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.
- Diễn đạt trong sáng và chính xác.
- Gợi cảm và hấp dẫn.
Câu 2: Điểm giống và khác nhàu giữa đoạn văn thuyết minh và đoạn văn tự sự:
- Giống nhau: đảm bảo cấu trúc của từng đoạn văn, có sự thống nhất về nội dung chủ đề, liên kết chặt chẽ với các đoạn văn khác.
- Khác nhau (sự khác nhau xảy ra do mục đích khi viết đoạn văn):
+ Đoạn văn tự sự: chủ yếu tả, kể và biểu cảm.
+ Đoạn văn thuyết minh: chủ yếu cung cấp các tri thức, không có những yếu tố miêu tả và biểu cảm, thiên về tư duy khoa học.
Câu 3:
- Một đoạn văn thuyết minh cần có 3 phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn giới thiệu chung, thân đoạn phát triển ý, kết đoạn tổng kết nội dung của đoạn.
- Các ý trong đoạn có thể được sắp xếp theo một trình tự hợp lý về thời gian, không gian, nhận thức, phản bác - chứng minh để làm tăng thêm tính hấp dẫn và lôi cuốn cho đoạn văn.
II. Viết đoạn văn thuyết minh
Câu 1: Dàn ý đại cương cho bài viết:
a. Về một nhà khoa học:
- Giới thiệu chung về tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.
- Quá trình đến với khoa học có gian nan thử thách không hay dễ dàng.
- Các đóng góp của nhà khoa học đó đối với nền khoa học.
- Giới thiệu đôi nét về cuộc sống đời tư.
b. Về một tác phẩm văn học:
- Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thể loại.
- Nội dung tư tưởng.
- Đặc sắc nghệ thuật.
- Đánh giá, tổng kết về tầm ảnh hưởng và giá trị của tác phẩm.
Câu 2: Diễn đạt một ý thành một đoạn văn:
Lựa chọn ý “Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”:
Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất phải kể tới đó là yếu tố kì ảo. Ngô Tử Văn vốn là một người trần mắt thịt nhưng lại có thể chiến thắng hồn ma của tên tướng giặc nhà Minh, đến một thế giới khác không phải trần gian. Nguyễn Dữ đã sử dụng các yếu tố kì ảo đan xen với yếu tố hiện thực để làm tăng thêm sắc màu huyễn hoặc và sự hấp dẫn đày ma lực của thể truyền kì, đồng thời còn biểu thị được vị trí của con người trong vũ trụ và đời sống tâm linh của người Việt Nam xưa kia, thế giới cõi âm chính là sự phản chiếu đời thực.
* Khi viết một đoạn văn thuyết minh cần chú ý:
- Xác định được nội dung và vị trí của đoạn văn đó.
- Có câu chuyển đoạn, chuyển ý để tạo ra sự liên kết với đoạn khác và với toàn bài
.- Các ý phải được sắp xếp hợp lí, rõ ràng, rành mạch.
- Có vận dụng đúng, sáng tạo các phương pháp thuyết minh để làm cho đoạn văn thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn
.Luyện tập
Câu 1: Đoạn văn nối tiếp đoạn văn trong phần II. 2 là đoạn đánh giá, tổng kết giá trị và tầm ảnh hưởng của tác phẩm:
Như vậy, có thể thấy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên vừa có ý nghĩa đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho nhân dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức thời xưa, đồng thời thể hiện niềm tin vào công lí của nhân dân - chính nghĩa luôn luôn chiến thắng gian tà. Đồng thời tác phẩm còn có nét nghệ thuật đặc trưng của lối truyền kì đó chính là yếu tố kì ảo.
Câu 2: Đề bài Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, xem lại bài Viết bài làm văn số 5 – Văn thuyết minh.
Đề bài Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, xem lại bài Viết bài làm văn số 5 – Văn thuyết minh. Bài trước: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) (trang 60 sgk Ngữ văn 10 tập 2) Bài tiếp: Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt (trang 65 sgk Ngữ văn 10 tập 2)