Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) (trang 141 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Bố cục:
- 4 câu thơ đầu: Quy luật bất biến của cuộc đời.
- 2 câu thơ sau: Quan điểm nhân sinh của tác giả.
Câu 1:
4 câu thơ đầu thể hiện quy luật sinh hóa tự nhiên của sự vật (hoa) để thấy được những quy luật cuộc sống con người. Đó là sự chuyển động của tất cả mọi vật trong tự nhiên, không bao giờ đứng yên mà luôn luôn có sự biến đổi – vòng luân hồi của cuộc sống.
- Tác giả đã nhìn sự vật thông qua quy luật phát triển tự nhiên: Mùa xuân qua rồi mua xuân lại tới, hoa nở rồi hoa lại tàn. Mặc dù ý của 2 câu thơ bị đảo ngược nhưng vẫn có thể thể hiện sự tuần hoàn của tự nhiên: xuân đến rồi xuân sẽ qua, hoa tươi rồi hoa sẽ tàn nhưng nói như vậy thì sự vận động của sự vật cũng sẽ được nhìn dưới góc nhìn thiếu tích cực hơn.
Câu 2:
Con người cũng giống như bông hoa kia, luôn vận động không ngừng nghỉ, và cũng không thể thoát khỏi vòng xoay: sinh – lão – bệnh – tử. Việc đời cứ trôi qua trong cái chớp mắt, tuổi già đã đến rất gần. Nhưng ở đây, ta còn thấy được sự đối lập khi so sánh người với hoa: nếu hoa rụng thì sẽ lại có hoa tươi mọc ra nhưng con người thì “già đến rồi”. Sự đối lập này đã cho thấy sự vô chung vô thủy của thời gian, cái khoảnh khắc đã trôi qua chỉ giống như ảo giác.
Câu 3:
- 2 câu thơ cuối không chỉ đơn thuần là tả cảnh vật thiên nhiên mà nó còn nói về quan niệm triết lí Phật giáo.
- Khi con người đã đã đạt đến giác ngộ - đã thấu hiểu tất cả quy luật, chân lí của cuộc sống thì trong thân họ đã có một sức mạnh lớn lao và không bị lẽ thường tình ước chế. Mùa xuân qua đi rồi, tưởng rằng hoa sẽ tàn úa hết nhưng sau một đêm đông gió rét người ta có thể bắt gặp hình ảnh cành mai đang nở rộ.
- Hoa mai ở đây có thể được xem là hình ảnh cho những người đã vượt qua những quy luật và lẽ thường tình để sống mãi khi những thứ khác phải lụi tàn dần theo thời gian.
Câu 4:
Toàn bộ bài thơ đã thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả về quy luật của cuộc sống.
- Mở đầu bài thơ, tác giả đã nói đến quy luật sinh sôi và phát triển tự nhiên của vạn vật: xuân đi rồi xuân sẽ tới, hoa tàn thì sẽ lại tươi.
- 2 câu thơ tiếp theo nói về triết lí của Phật giáo, về bánh xe luân hồi luôn chuyển động mãi mãi không dừng – về đời người cần phải chuyển động nhưng không phải vì thế mà mất đi sự lạc quan.
- 2 câu kết nhắc lại ý của 2 câu đầu dưới sự phủ định: xuân qua không hẳn là hoa sẽ rụng hết. Hình ảnh những bông hoa mai trải qua đêm tuyết vẫn giữ được tươi đẹp đã thể hiện sức sống lạ thường. Thông qua hình ảnh hoa mai, ta thấy được một quan niệm vượt lên mọi lối sống tầm thường, cái nhìn lạc quan về kiếp luân hồi, về cuộc sống của đời người.
Bài trước: Vận nước (Quốc tộ) (trang 139 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Hứng trở về (Quy hứng) (trang 142 sgk Ngữ văn 10 tập 1)