Bài 6: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Sinh học 12 nâng cao
Phần 1: Câu hỏi thảo luận
Câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 6 trang 29: Hãy vẽ hình và mô tả các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn.
Đáp án:
- Đột biến mất đoạn là làm mất từng đoạn NST. Có thể mất đoạn đầu hay mất đoạn giữa của NST làm giảm số lượng gen trên NST.
- Đột biến lặp đoạn là một đoạn NST có thể lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên NST.
- Đột biến đảo đoạn là một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại với nhau. Đảo đoạn có thể chứa tâm động và không chứa tâm động.
- Đột biến chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. Gồm:
+ Chuyển đoạn tương hỗ: 1 đoạn của NST này chuyển sang 1 NST khác và ngược lại.
+ Chuyển đoạn không tương hỗ: là hiện tượng 1 đoạn hoặc cả 1 NST này sát nhập vào NST khác.
Câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 6 trang 29: Hãy nêu các nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST.
Đáp án:
Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST:
- Do các tác nhân gây đột biến từ môi trường:
+ Tác nhân vật lí: tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt…
+ Tác nhân hóa học: NMU, EMS, thuốc trừ sâu, …
- Do sự biến đổi sinh lí, sinh hóa nội bào.
→ Tần số đột biến phụ thuộc vào: loại tác nhân, cường độ, liều lượng của tác nhân; độ bền vững về cấu trúc của NST.
Phần 2: Câu hỏi và bài tập
Bài 1 trang 32 sgk Sinh học 12 nâng cao: Mô tả và vẽ hình các dạng đột biến cấu trúc NST.
Trả lời:Các dạng đột biến cấu trúc NST:
- Đột biến mất đoạn: làm mất từng đoạn NST. Có thể mất đoạn đầu hay mất đoạn giữa của NST làm giảm số lượng gen trên NST.
- Đột biến lặp đoạn: là một đoạn NST có thể lặp lại một hay nhiều lần làm tăng số lượng gen trên NST.
- Đột biến đảo đoạn là một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại với nhau. Đảo đoạn có thể chứa tâm động và không chứa tâm động.
- Đột biến chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. Gồm:
+ Chuyển đoạn tương hỗ: 1 đoạn của NST này chuyển sang 1 NST khác và ngược lại.
+ Chuyển đoạn không tương hỗ: là hiện tượng 1 đoạn hoặc cả 1 NST này sát nhập vào NST khác.
Bài 2 trang 32: Chọn phương án trả lời đúng nhất. Đột biến cấu trúc NST là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do phóng xạ tự nhiên.
B. Do phóng xạ sinh ra từ sự phân hủy các chất đồng vị phóng xạ.
C. Do biến đổi sinh lí nội bào.
D. Cả A, B và C
Trả lời:Đáp án đúng là D. Cả A, B và C
Bài 3 trang 32: Chọn phương án trả lời đúng. Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả nào trong các hiện tượng sau đây?
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Tăng sức đề kháng của cơ thể.
C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống sinh vật.
D. Ít gây hại cho cơ thể.
Trả lời:Đáp án đúng là A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
Bài 4 trang 32: Chọn phương án trả lời đúng nhất. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
A. Đảo đoạn NST.
B. Mất đoạn lớn NST.
C. Lặp đoạn NST.
D. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
Trả lời:Đáp án đúng là B. Mất đoạn lớn NST.
Bài trước: Bài 5: Nhiễm sắc thể - Sinh học 12 nâng cao Bài tiếp: Bài 7: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Sinh học 12 nâng cao