Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Sinh học 12 nâng cao > Bài 48: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật- Sinh học 12 nâng cao

Bài 48: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật- Sinh học 12 nâng cao

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 48 trang 200: Em hãy cho biết thảm thực vật trong hình 48.2 gồm những tầng nào.

Trả lời:

Thảm thực vật trong hình 48.2 gồm các tầng như sau:

- Tầng thảm xanh ở đáy rừng: gồm các cây chịu bóng, phát triển ở những nơi giàu ánh sáng và ít ánh sáng.

- Tầng dưới đáy rừng là tầng cây ưa bóng.

- Tầng tán rừng là tầng cây ưa sáng.

- Tầng vượt tán là tầng trên cùng, tầng cây ưa sáng.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Bài 1 trang 203 sgk Sinh học 12 nâng cao: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.

Trả lời:

Đặc điểmCây ưa sángCây ưa bóng
Điều kiện chiếu sáng của môi trường Ánh sáng có cường độ cao. Ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ.
Môi trường sống Nơi quang đãng Trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà…
Đặc điểm hình thái Phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt. Cây thường lùn, vỏ dày, cành nhiều, tán rộng. Phiến lá to, mỏng, màu xanh đậm. Cây thường cao, vỏ mỏng, cành tập trung ở ngọn.
Đặc điểm sinh lí Có giới hạn chịu đựng rộng về độ dài sóng, cường độ và thời gian chiếu sáng. Có giới hạn chịu đựng hẹp về độ dài sóng, cường độ và thời gian chiếu sáng.

Bài 2 trang 203: Em hãy cho biết vì sao trong rừng cây lại phân tầng.

Trả lời:

Trong rừng cây có sự phân tầng là do nhu cầu ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố theo những tầng, từng lớp khác nhau. Sự phân tầng làm tăng khả năng sử dụng ánh sáng trong quần xã, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và nhu cầu ánh sáng khác nhau đối với đời sống, thực vật chia được làm 3 nhóm:

- Nhóm cây ưa sáng.

- Nhóm cây ưa bóng.

- Nhóm cây chịu bóng.

Bài 3 trang 203: Em hãy cho biết màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì?

Trả lời:

Màu sắc trên thân động vật giúp chúng nhận biết được đồng loại, giúp ngụy trang, dọa nạt kẻ thù, bắt mồi, tự vệ hay để khoe mẽ dụ dỗ con cái khi sinh sản, …

Bài 4 trang 203: Em hãy cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật?

Trả lời:

Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí – sinh thái và tập tính của sinh vật. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất.

Theo thân nhiệt, sinh vật gồm nhóm biến nhiệt và nhóm đồng nhiệt.

- Ở sinh vật biến nhiệt: thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Sinh vật điều chỉnh thân nhiệt thông qua sự trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường. Nhiệt được tích lũy trong một giai đoạn phát triển hay cả đời sống tuân theo công thức: T = (x – k)n

Trong đó: T: Tổng nhiệt hữu hiệu ngày

x: Nhiệt độ môi trường

k: Nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển

n: Số ngày để hoàn thành một giai đoạn hay cả đời sống của sinh vật

- Sinh vật đồng nhiệt: có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường. Do vậy, nhóm này có khả năng phân bố rộng.

Bài 5 trang 203: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Những sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng nhất) phân bố ở

A. trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm.

B. trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong hè, băng tuyết trong mùa đông.

C. trong tầng nước sâu.

D. Bắc và Nam Cực băng giá quanh năm.

Trả lời:

Đáp án đúng là B. trên mặt đất vùng ôn đới ấm áp trong hè, băng tuyết trong mùa đông.