Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Sinh học 12 nâng cao > Bài 22: Chọn giống vật nuôi và cây trồng - Sinh học 12 nâng cao

Bài 22: Chọn giống vật nuôi và cây trồng - Sinh học 12 nâng cao

Phần 1: Câu hỏi thảo luận

Câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 22 trang 90: Từ kiến thức đã học, em hãy cho biết thành tựu chọn giống ở Việt Nam về một vài giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế lai.

Trả lời:

* Thành tựu chọn giống ở Việt Nam về một vài giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế lai, cụ thể như sau:

- Cây trồng:

+ Ở ngô có giống LVN10, LVN98, HQ 2000, LVN99… ngắn ngày, giúp tăng năng suất, thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương.

+ Ở lúa có giống lúa VX 83, DT17,... là các giống lúa có nhiều đặc tính tốt như ngắn ngày, năng suất cao, kháng bệnh…

- Động vật: Con lai F1 ở lợn, bò, dê, gà … như:

+ Bò lai giữa bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten,

+ Giống lợn Đại bạch - Ỉ 81,

+ Giống trâu Mura với trâu nội…

Ở nước ta dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và có năng suất cao của giống bố.

Phần 2: Câu hỏi và bài tập

Bài 1 trang 90 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy phân biệt nguồn gen tự nhiên và nhân tạo. Nêu lợi ích của mỗi nguồn gen này.

Trả lời:

Nguồn gen tự nhiênNguồn gen nhân tạo
Đặc điểm Là các tổ hợp gen thích nghi với môi trường sống, là các dạng hoang dại có sẵn trong tự nhiên.Là các tổ hợp gen mới, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu sản xuất của loài người.
Nguồn gốcTừ thiên nhiên.Do con người tạo ra.
Sự hình thànhLà kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên qua hàng triệu năm.Là kết quả của phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai tạo giống, kĩ thuật di truyền… từ các vật liệu tự nhiên.
Lợi ích Từ các nguồn gen tự nhiên thu nhập được có thể xác định các trung tâm phát sinh giống cây trồng, giúp các nhà chọn giống định hướng đúng nơi nào trên thế giới có thể thu nhập được nhiều vật liệu tự nhiên cho việc tạo giống mới của mình. Việc lưu giữ và bảo quản các nguồn gen nhân tạo hình thành các ngân hàng gen, giúp ích rất nhiều cho chọn giống.

Bài 2 trang 90: Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp là gì? Vì sao biến dị tổ hợp là quan trọng cho chọn giống cây trồng, vật nuôi?

Trả lời:

- Nguyên nhân gây ra biến dị tổ hợp đó là:

+ Quá trình phát sinh giao tử.

+ Hoán vị gen.

+ Quá trình thụ tinh.

- Biến dị tổ hợp là quan trọng cho chọn giống cây trồng, vật nuôi, cây trồng vì:

+ Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố mẹ thông qua quá trình giao phối. Quá trình giao phối bao gồm từ việc phát sinh giao tử, tổ hợp tự do của các giao tử thành hợp tử.

+ Trong quá trình phát sinh giao tử, các gen alen phân li độc lập theo các cặp NST đồng dạng và tổ hợp tự do của các gen không alen theo các NST không đồng dạng đã làm xuất hiện số loại giao tử theo công thức 2n, trong đó n là số cặp gen dị hợp, các gen này nằm trên các NST đồng dạng khác nhau.

+ Trong giảm phân tạo giao tử còn xảy ra hiện tượng hoán vị gen, các gen tương ứng trao đổi chỗ cho nhau trên NST khác nguồn gốc của cặp đồng dạng cũng tạo ra sự đa dạng các loại giao tử.

+ Khi thụ tinh, sự tổ hợp tự do của các giao tử hợp thành hợp tử theo công thức 4n đã tạo ra vô số hợp tử khác nhau về kiểu gen, các tổ hợp gen mới có quan hệ tương tác với nhau hoặc theo kiểu gen – alen hoặc theo kiểu gen không alen cho ra kiểu hình mới tạo nên sự đa dạng phong phú của giống cây trồng vật nuôi.

Bài 3 trang 90: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Phép lai nào sau đây là lai gần?

A. Tự thụ phấn ở thực vật.

B. Giao phối cận huyết ở động vật.

C. Cho lai giữa các cá thể bất kì.

D. Cả A và B.

Trả lời:

Đáp án đúng là D. Cả A và B.

Bài 4 trang 91: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là

A. tạo ra sự nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.

B. tạo ra sự đa dạng về gen trong chọn giống cây trồng, vật nuôi.

C. chỉ tạo ra sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật nuôi trong chọn giống.

D. tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới.

Trả lời:

Đáp án đúng là B. tạo ra sự đa dạng về gen trong chọn giống cây trồng, vật nuôi.