Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) (trang 30 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Soạn bài: Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) (trang 30 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Trích diễm thi tập là một trong số những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ tiêu biểu của tri thức Việt Nam. Tuyển tập bao gồm các bài thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến thế kỉ XV thời Lê.

Lời tựa cho tập thơ này đã được tác giả Hoàng Đức Lương viết vào năm 1497. Bài tựa đã bày tỏ niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong vấn đề bảo tồn di sản văn học của thế hệ đi trước.

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

- Nguyên nhân:

+ Người quan tâm tới thơ ca thì không đủ kiên trì, năng lực.

+ Chính sách in ấn của nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế.

+ Thời gian huỷ hoại sách.

+ Binh hoả.

- Cách lập luận logic, chặt chẽ, kết hợp nghị luận với yếu tố biểu cảm, tự sự, giúp bài tựa có tính thuyết phục cao và cũng có tác động sâu sắc hơn đến tình cảm của người đọc.

Câu 2:

- Quá trình sưu tầm: nhặt nhạnh, tìm tòi và bổ sung ⇒ khó khăn, vất vả.

- Biên soạn sách:

+ chọn các bài hay, sắp xếp theo từng thể loại.

+ kết cấu sách gồm có 6 quyển, 2 phần.

- Thái độ của tác giả khi sưu tầm sách:

+ Trân trọng và đề cao các di sản thơ văn của cha ông.

+ Khiêm nhường khi đánh giá về công việc sưu tầm sách của bản thân.

⇒ Hoàng Đức Lương là một người có tấm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, có ý thức trách nhiệm đối với việc giữ gìn những giá trị văn hoá đời sau.

Câu 3:

- Điều khiến cho Hoàng Đức Lương vượt mọi khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này chính là niềm tự hào về văn hiến lâu đời của dân tộc, về ý thức trách nhiệm trước những di sản của cha ông đã bị thất lạc, về tinh thần độc lập tự cường và ý thức tự do trong văn học.

- Công việc của Hoàng Đức Lương đã thể hiện được ý thức trách nhiệm công dân rất cao trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Câu 4:

Trước Trích diễm thi tập đã có tác phẩm Đại cáo bình Ngô đã từng nhắc đến nền văn hiến nước ta bằng một niềm tự hào sâu sắc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

II. Luyện tập

Những dẫn chứng đã chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa có niềm tự hào sâu sắc với nền văn hiến dân tộc:

- Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.

- Nam Quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt

- Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Bài kí đề danh bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung