Soạn bài: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) (trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Câu 1:
- Cách sử dụng danh từ và số từ trong câu thơ thứ nhất:
+ Số từ “một” được dùng lặp lại 3 lần: tư thế sẵn sàng lao động.
+ Danh từ: cuốc, mai, cần => cuộc sống lao động bình dị.
=> Hình ảnh người nông dân gắn liền với các công cụ lao động giản dị và quen thuộc.
- Nhịp điệu 2 câu thơ đầu:
+ Câu 1 nhịp thơ ngắt 2/2/3
+ Câu 2 nhịp thơ ngắt: 4/3
=> Sáng tạo hơn so với thể thơ đường luật. Nhịp thơ cho người đọc cảm nhận được sự khoan thai, tự tại của chủ thể trữ tình.
- Cuộc sống của nhà thơ khi rút lui khỏi chốn quan trường để về quê ở ẩn: thanh thản, ung dung gắn liền với các công cụ lao động giản dị và quen thuộc.
Câu 2:
- Nơi “vắng vẻ: là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi giúp tâm hồn thư thái.
- Chốn “lao xao” là nơi đô hội, cửa quyền, nơi con người sống bon chen vì danh lợi.
- Quan điểm của tác giả về khôn và dại:
+ Chữ “dại” tác giả đã tự vận vào mình hóa ra là “không dại” vì thời thế khi có những cậy quyền hoành hành làm điều xấu xa thì việc rút lui khỏi chốn quan trường là điều hoàn toàn đúng đắn.
+ Chữ “khôn” tác giả sử dụng cho “người ta” lại là “không khôn”: xã hội rối ren, lọan lạc con sẽ đánh mất nhân phẩm, một mực sống bon chen, giành giật để đạt được danh vọng, trở thành những kẻ xấu giống như bao kẻ xấu kia.
=> Tác giả đã tự nhận mình dại, để người khác khôn.
=> Cách nói ngược, hàm ý là để pha thêm chút hóm hỉnh, mỉa mai. Theo ông dại mà khôn, khôn mà dại.
- Nghệ thuật đối trong 2 câu thơ 3 và 4:
+ Khôn > < dại
+ Nơi vắng vẻ> < chốn lao xao
=> Nhân cách trong sáng, tránh xa cuộc sống bon chen, bụi trần
=> Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh khiêm được xuất phát từ từ nhân cách cao quý và trí tuệ uyên thâm.
Câu 3:
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong 2 câu thơ 5,6:
+ Các sản vật: Mùa thu ăn măng trúc, đông ăn giá=> Món ăn thanh đạm và dân dã nhưng không cơ cực.
- Khung cảnh sinh hoạt: xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao => thú vui thanh bần, tao nhã
=> Cuộc sống thôn quê đạm bạc, chất phác nhưng hết sức thanh cao. Sự hòa quyện, gắn bó giữa thiên nhiên và con người.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Hình ảnh mộc mạc, dung dị, chân tình.
+ Ngắt nhịp: 1/3/1/2=> nhấn mạnh 4 mùa trong năm, mùa nào thức nấy.
Câu 4:
- Điển tích: Thuần Vu Phần uống rượu nằm dưới gốc cây hòe để thức tỉnh, chiêm nghiệm chân lý cuộc sống: Phú quý chỉ như một giấc chiêm bao, ảo mộng.
=> Thái độ xem thường, phú quý, danh lợi.
- Tác giả đã khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng chính là thiên nhiên và nhân cách cao đẹp của con người. Phủ nhận vật chất, danh lợi đều là hư vô.
=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.
Câu 5:
Quan niệm sống "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm: không màng đến danh lợi, phú quý. Ông lánh xa chốn quyền quý để giữ cho cốt cách thanh cao, sống hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. Đó chính là lối sống không bon chen, không vướng bận.
=> Quan niệm sống hết sức tích cực vì trong hoàn cảnh bon chen, rối ren, phụ bạc tác giả muốn giữ cho nhân cách của mình thanh cao, sự thanh thản, tĩnh tại tâm mình.
II. Luyện tập
Cảm nhận chung về nhân cách và lối sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn:
Gợi ý:
a. Mở bài: giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm "Nhàn".
b. Thân bài:
- Giới thiệu chung về hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Phân tích bài thơ:
1.2 dòng thơ đề: Cuộc sống lao động chất phác, giản dị chốn thôn quê dân dã.
- Liệt kê: mai, cuốc, cần => cuộc sống lao động rất giản dị.
- Điệp từ: một (3 lần)=> tư thế sẵn sàng lao động
=> hình ảnh người nông dân gắn liền với các công cụ lao động quen thuộc và giản dị.
- “thơ thẩn” gợi ra tâm thế ung dung, trạng thái thảnh thơi, thanh thản không ưu tư, phiền muộn, không vướng bận danh lợi.
=> Cuộc sống của nhà thơ sau khi cáo quan về quê ở ẩn: thanh thản, ung dung gắn liền với các công cụ lao động giản dị và quen thuộc.
- Quan niệm nhàn: bình dị, ung dung, tự tại.
2.2 dòng thơ thực: quan niệm về cái khôn cái dại của nhà thơ.
- “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” có ý nghĩa biểu tượng.
+ “Tìm nơi vắng vẻ” không phải là lánh xa cuộc đời mà là tìm nơi mà mình thích thú để sống cuộc sống thoải mái an nhàn.
+ “Chốn lao xao”: là chốn quan trường, chốn vụ lợi tranh giành lẫn nhau.
- Tự nhận mình dại, để người khôn => Cách nói ngược, hàm ý có pha chút hóm hỉnh, mỉa mai. Theo ông dại mà khôn, khôn mà dại.
+ Biện pháp nói ngược: người khôn và ta dại.
+ Biện pháp ẩn dụ: lối sống gắn bó với thiên nhiên, lối sống thanh bạch.
=> Thể hiện thái độ, phương châm sống của mình là pha thêm chút mỉa mai người khác.
=> Nhân cách tránh xa bụi trần, trong sáng và cuộc sống bon chen.
3.2 dòng thơ luận: Cuộc sống sinh hoạt chốn thôn quê dân dã vô cùng bình dị và thanh cao.
- Mùa thu ăn măng trúc, đông ăn giá=> Món ăn thanh đạm, dân dã nhưng không cơ cực.
- Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao => thú vui thanh bần, tao nhã.
=> Cuộc sống thôn quê đạm bạc, chất phác nhưng thanh cao.
4.2 dòng thơ cuối: chân lý về cuộc sống.
- Phú quý chỉ như một giấc chiêm bao, là ảo mộng.
- Thái độ xem thường, phú quý, danh lợi.
=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.
=> Bài học về lẽ sống, quan niệm sống: Con người nên sống thanh thản, yêu thương lẫn nhau, trân trọng và gìn giữ những vẻ đẹp bình dị, nhân cách thanh cao đồng thời mỉa mai và phê phán lối sống xa xỉ, chạy theo vật chất, danh lợi cá nhân.
c. Kết bài: Bài thơ thể hiện được quan niệm “nhàn” của nhà thơ và tình yêu đối với thiên nhiên tha thiết.
Bài trước: Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) (trang 127 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Đọc (trang 133 sgk Ngữ văn 10 tập 1)