Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt (trang 40 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Soạn bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt (trang 40 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

1. Tiếng Việt trong thời kì xây dựng đất nước.

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chiến tranh chống Bắc thuộc.

3. Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ.

4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.

5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng 8 đến hiện nay.

II. Chữ viết của Tiếng Việt.

III. Luyện tập

Câu 1:

Một số ví dụ minh họa cho những biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn từ Trung Quốc

- Việt hóa dưới hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: Bô lão - người cao tuổi, cẩm thạch - đá hoa, chi lưu - sông nhánh, ái quốc - yêu nước.

- Việt hóa theo hình thức rút gọn, đảo lại vị trí hoặc thay đổi yếu tố: Chính đại quang minh - quang minh chính đại, chính thị - đích thị, diệp lục tố - diệp lục, dương dương tự đắc - tự đắc, …

Câu 2:

Những ưu điểm của chữ quốc ngữ: sự thuận tiện, đơn giản, dễ đọc, dễ viết. Các ưu điểm này có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt nhanh chóng thêm bước nữa, giúp cho quá trình dùng ngôn ngữ trong giao tiếp không gặp nhiều khó khăn, thúc đẩy nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.

Câu 3:

Ví dụ minh họa cho 3 cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm từ ngữ khoa học của phương Tây: Base → Bazơ, cosin → côsin, laser → la–de.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật thông qua tiếng Trung Quốc: nguyên sinh, côn trùng học, bán dẫn, biến trở, đa bội, …

- Đặt thuật ngữ thuần Việt: giống loài (thay cho từ chủng loại), âm rung, âm khép, máy tính, cà vạt, giấy chứng minh (thay cho chứng minh thư),…