Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Soạn bài: Cảm xúc mùa thu (trang 147 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Câu 1:

- Bố cục chia thành 2 phần

+ 4 câu đầu: miêu tả cảnh đẹp mùa thu

+ 4 câu sau: thể hiện nỗi lòng của tác giả Đỗ Phủ khi ngắm cảnh thu về nơi đất khách.

- Cách chia bố cục thành 2 phần là dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ.

Câu 2:

- Sự thay đổi tầm nhìn từ 4 câu đầu đến 4 câu sau:

+ 4 câu đầu: cảnh được nhìn trong tầm nhìn bao quát rộng và xa (rừng phong, núi Vu, sóng dợn, mây trùm cửa ải, …)

+ 4 câu sau, không gian bị thu hẹp đột ngột lại (khóm cúc, con thuyền) rồi gần hơn nữa, nó “lặn” vào tâm hồn của nhà thơ.

- Sở dĩ có sự thay đổi như trên là vì:

+ Thời gian đang dần khép lại (chiều dần buông xuống, tầm nhìn cũng bắt đầu thu hẹp).

+ Phù hợp với sự vận động của tứ thơ: từ tình đến cảnh.

Câu 3:

- 4 câu thơ đầu: cảnh thu hiu hắt, tiêu điều, dữ dội => gợi nỗi lo, nỗi buồn tê tái của nhà thơ.

- 4 câu thơ sau: tình thu, nỗi lòng đau đáu với quê hương.

=> Mối quan hệ thích hợp với sự vận động của tứ thơ: từ cảnh tới tình, tình thấm đẫm vào cảnh.

- Nhan đề bài thơ là "Thu hứng" cũng chính vì vậy mà câu thơ nào cũng nói tới mùa thu với tâm trạng trầm buồn và sâu lắng

II. Luyện tập

Câu 1:

Đối chiếu bản dịch thơ của nhà thơ Nguyễn Công Trứ với phần dịch nghĩa và bản phiên âm:

- Ưu điểm: bản dịch thơ cơ bản đã diễn tả được tinh thần của bài thơ.

- Nhược điểm: Bản dịch vẫn còn một số chỗ chưa sát nghĩa so với phần phiên âm.

+ Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa thể chuyển tải được ý nghĩa đầy đủ của từ “điêu thương”.

+ Trong câu 3, chữ “thẳm” trong bản dịch chưa thể hiện được nghĩa sát với bản phiên âm và làm âm hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch đã lược bỏ mất chữ “lưỡng khai” – một từ vô cùng quan trọng ở bản phiên âm.

+ Câu 6, bản dịch không dịch chữ “cô” không thể diễn tả được nỗi lòng của kẻ li hương.

Câu 2:

Chữ “lệ” trong câu “tùng cúc lưỡng khai tha nhạt lệ” đều được hiểu theo cả 2 cách là nước mắt của “hoa cúc” và nước mắt của nhà thơ.

- Mỗi khi ngắm hoa cúc, nhà thơ lại rơi nước mắt vì nhớ về quê nhà.

- Những cánh hoa cúc nở rộ tựa như hoa cúc rơi nước mắt.

Câu 3:

Học thuộc bài thơ