Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) (trang 44 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Soạn bài: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) (trang 44 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Tác phẩm là một bộ chính sử lớn của Việt Nam trog thời Trung cổ gồm có 15 quyển, ghi chép sử của đất nước ta từ thời Hồng Bàng đến khi Lý thái Tổ lên làm vua.

Tác phẩm đã thể hiện được tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị văn học có giá trị sử học.

* Bố cục chia thành 3 đoạn

Đoạn 1: Từ đầu …. giữ được vậy - (Trần Quốc Tuấn tâu lên vua kế sách giữ nước).

Đoạn 2: Tiếp theo …. Quốc Tảng vào viếng - (Tấm lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn).

Đoạn 3: còn lại: - (Các chi tiết chứng minh Trần Quốc Tuấn là một người tài năng đức độ).

* Chủ đề: Ca ngợi tài năng đức độ mẫu mực hơn người của một vị tướng toàn tài toàn đức như Trần Quốc Tuấn. Ông chính là một trong số ít những vị anh hùng dân tộc được nhân dân tôn xưng làm Thánh.

Câu 1:

Đưa ra kế sách giữ nước bền vững:

+ Phải tuỳ vào hoàn cảnh mà đưa ra sách luợc phù hợp, linh hoạt.

+ Điều quan trọng nhất để chiến thắng giặc đó chính là toàn dân đoàn kết một lòng.

Vì vậy Thượng sách giữ nước mà Trần Quốc Tuấn đưa ra chính là “Khoan thư sức dân”: giảm bớt thuế khóa, giảm bớt hình phạt, không phiền nhiễu nhân dân, chăm lo đời sống cho nhân dân được ấm no và hạnh phúc. ⇒ Trần Quốc Tuấn không chỉ có tầm nhìn xa trông rộng và có tài mưu lược thâm sâu, dựa trên những sự hiểu biết về nghệ thuật chiến tranh từ thời cổ kim mà ở ông còn thể hiện tấm lòng thương nhân dân lo cho đời sống của nhân dân, trọng dân của một vị tướng có đức có tài.

Câu 2:

+ Khi nghe được câu trả lời của 2 gia nô (Dã tượng và Yết Kiêu) Ông đã “cảm phục đến phát khóc và khen ngợi 2 người”.

+ Trước lời nói không đồng thuận của con trai Hưng Vũ Vương, Ông “ngầm cho là phải”.

+ Trước lời nói đồng thuận của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng: Ông nổi cơn giận rút gươm định trị tội, và cấm không cho Quốc Tảng nhìn mặt ông khi qua đời.

⇒ Trần Quốc Tuấn là vị tướng đặt chữ trung lên chữ hiếu hết lòng trung nghĩa, dẹp thù riêng để chăm lo sự nghiệp đất nước. Đó là một con người chân thành, thẳng thắn, là người cha rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái và lòng trung nghĩa đó đáng được nêu gương để thế hệ muôn đời sau noi theo.

Câu 3

- Một số phẩm chất nổi bật của Trần Quốc Tuấn:

+ Một vị tướng kiệt suất, có tài mưu lược.

+ Tấm lòng trung quân ái quốc sâu sắc đến cảm động.

+ Đức độ cao lớn của một nhân cách lớn.

⇒ Là người có đức độ trong sáng muôn đời đã trở thành hình mẫu trong lịch sử và cũng chính là tấm gương sáng về đạo làm người.

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật sâu sắc:

+ Đưa nhân vật vào tình huống đầy khó khăn, thử thách, tình huống mâu thuẫn giữa trung và hiếu → làm nổi bật tính cách cũng như phẩm chất cao đẹp của nhân vật.

+ Đặt nhân vật trong mối quan hệ theo nhiều chiều, với vua, với nước, với dân, với tướng sĩ, với con cái, với chính bản thân → Làm nổi bật các phẩm chất tận tụy, nhất quán, hết lòng vì dân, vì nước, nghiêm khắc với con cái.

Câu 4:

- Nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích:

+ Cách kể chuyện khúc chiết, mạch lạc vừa giải quyết được các vấn đề then chốt.

+ Kể chuyện về lịch sử nhưng không hề đơn điệu theo trình tự thời gian.

+ Đan xen giữa các sự kiện, chi tiết là lời nhận xét khéo léo → Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện hấp dẫn với cách kể đầy hứng thú.

Câu 5:

Câu đúng a, b.

II. Luyện tập

Câu 1:

Tóm tắt câu chuyện về Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương, lúc mới chào đời đã được dự báo là tương lao có thể giúp nước cứu đời. Lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô tuấn tú, thông minh hơn người, văn võ song tài. Vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông, trước khi mất cha ông đã căn dặn phải vì cha mà chinh phục thiên hạ. Ông ghi nhớ điều đó nhưng để trong lòng và không cho là phải. Ông mang lời cha dặn hỏi 2 gia nô và tỏ thái độ cảm phục trước sự khẳng khái quyết không làm điều bất trung của họ. Ông cũng vờ hỏi 2 người con trai của mình. Người con thứ nhất trả lời “không nên”, ông ngầm cho là phải. Người con thứ hai có ý nên chờ thời cơ mà giành thiên hạ. Ông rút gươm định giết vì cho đó là tội loạn thần, bất hiếu, sau tha nhưng không cho nhìn mặt ông lần cuối. Lập công lớn, ông được vua Trần phong lên làm Thượng quốc công nhưng vẫn giữ “giữ tiết làm tôi”. Ông là một vị tướng tài ba, luôn động viên và khích lệ tướng sĩ, tiến cử người hiền tài, biên soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư cho đất nước, kiên quyết đánh giặc ngoại xâm đến cùng. Tên tuổi của ông khiến quân giặc phải khiếp sợ. Khi bị bệnh phải nằm trên giường, ông vẫn một lòng giúp vua lo tính kế sách giữ nước, an dân. Ngày 8 tháng 12, ông qua đời ở Vạn Kiếp, được vua Trần tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Câu 2: 2

Sưu tầm câu chuyện có liên quan tới nhân vật Trần Quốc Tuấn

Giai thoại về sự ra đời của Đức Thánh Trấn

Cũng như rất nhiều các vị thần linh khác mà người Việt Nam tôn thờ, sự ra đời của Đức Thánh Trần trong con mắt dân gian có đầy vẻ khác thường và hết sức huyền diệu, cho dù là cha mẹ Ngài cũng đều là “người trần mắt thịt” (cha là An Sinh Vương Trần Liễu, mẹ là Lý Thị Nguyệt – tức Thuận Thiên công chúa). Truyền thuyết kể rằng: “Một đêm, Lý Thị Nguyệt nằm mơ thấy một ông thần “tinh vàng tướng ngọc” tự xưng là Thanh Tiên đồng tử được Ngọc Hoàng xuống cử xuống xin đầu thai. Sau đó bà có thai, đến khi lâm bồn, có hào quang sáng rực tỡ khắp cả nhà và có mùi hương thơm ngào ngạt”. Ngày hôm sau có một vị đạo sĩ gõ cửa xin gặp. An Sinh Vương nói: “Tiên sinh từ xa tới có việc gì? ”. Đạo sĩ đáp: “Đêm qua xem thiên văn thấy có một vì sao rơi vào đây, vậy xin đến yết kiến”. An Sinh Vương sai người hầu bế con ra cho đạo sĩ xem. Đạo sĩ nhìn qua dung mạo của Trần Quốc Tuấn liền quỳ xuống bái và nói rằng: “Vị nhi đồng này ngày sau ắt sẽ giúp nước cứu đời, làm quốc gia muôn phần rạng rỡ”. Nói xong vị đạo sĩ liền biến mất.