Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (trang 62 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh (trang 62 sgk Ngữ văn 10 tập 2)

Câu 1:

- Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng (chấm qua hàng). Đoạn văn có sự hoàn chỉnh về hình thức và tính trọn vẹn về nội dung.

- Một đoạn văn cần đảm phải bảo được các yêu cầu sau:

+ Tập trung làm sáng tỏ một ý chung, một chủ đề chung duy nhất và thống nhất.

+ Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng sau và đứng trước nó.

+ Diễn đạt trong sáng và chính xác.

+ Hấp dẫn và gợi cảm.

Câu 2:

Sự giống nhau và khác nhau giữa một đoạn văn thuyết minh và một đoạn văn tự sự là:

- Cả 2 đoạn văn này đều cần phải đạt được các yêu cầu của một đoạn văn nói chung.

- Hai loại đoạn văn này có sự khác nhau ở vai trò: đoạn văn tự sự có vai trò kể việc, đoạn văn thuyết minh có vai trò thuyết phục và làm sáng tỏ về một vấn đề nào đó.

Câu 3:

- Một đoạn văn thuyết minh gồm có ít nhất 2 phần chính: phần phần thuyết minh và nêu chủ đề của đoạn.

- Trong quá trình triển khai một đoạn văn thuyết minh, người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự không gian, thời gian, nhận thức, phản bác - chứng minh, bởi vì các hình thức sắp xếp này giúp ích trong việc làm rõ chủ đề thuyết minh.

II. Viết đoạn văn thuyết minh

Câu 1:

Có thể nêu các ý sau

a. Về một nhà khoa học

- Giới thiệu chung về tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu.

- Giới thiệu con đường nghiên cứu khoa học của nhà khoa học đó.

- Những đóng góp của ông/bà cho khoa học.

- Giới thiệu đôi nét về cuộc sống đời tư.

b. Về một tác phẩm văn học

- Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Thể loại

- Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.

Câu 2:

Tham khảo đoạn văn giới thiệu về Truyện Kiều – Nguyễn Du.

“Truyện Kiều” là một trong số những kiệt tác hàng đầu của nền văn học dân tộc Việt Nam ở mọi thời đại, kết tinh của nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện là một sáng tác của nhà thơ Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tác ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ được viết theo thể thơ lục bát, là kiệt tác xuất sắc nhất của nền thơ ca cổ điển Việt Nam. Về nội dung, truyện Kiều còn có hai giá trị lớn đó chính là giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về xã hội tàn bạo, bất công, là tiếng nói cảm thương trước số phận đầy bi kịch của con người, là tiếng nói lên án và tố cáo các thế lực xấu xa của xã hội.

III. Luyện tập

Câu 1:

Gợi ý tham khảo đề bài sau: Thuyết minh về một tác phẩm văn học (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều.

II. Thân bài: thuyết mình tác phẩm truyện Kiều.

1. Hoàn cảnh ra đời của truyện Kiều:

- Có ý kiến cho rằng nhà thơ Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau một chuyến đi sứ Trung Quốc và có khi là trước chuyến đi sứ Trung Quốc.

- Truyện dựa theo cốt truyện của bộ văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm tài nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc vào thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567).

2. Tóm tắt truyện

Truyện Kiều gồm có 3.254 câu thơ được viết theo thể lục bát…

3. Các nhân vật trong tác phẩm:

- Vương ông là cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan.

- Vương bà là vợ của Vương ông.

- Thuý Kiều tên khai sinh là Vương Thuý Kiều là con gái đầu của Vương ông, Vương bà, là chị cả của Thuý Vân và Vương Quan.

- Thuý Vân: Họ tên khai sinh là Vương Thuý Vân

- Vương Quan: là con trai út của Vương ông, Vương bà, em trai của Thuý Kiều và Thuý Vân.

- Đạm Tiên: Đạm Tiên tên khai sinh là Lưu Đạm Tiên

- Kim Trọng: người thương của Thúy Kiều

- Thằng bán tơ

- Mã Giám Sinh

- Bạc Bà, Bạc Hạnh

….

4. Giá trị tư tưởng của Truyện Kiều:

- Khát vọng về công lí, tự do và ước mơ hạnh phúc của con người.

- Là tiếng khóc thảm thiết và là sự đồng cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

- Trân trọng và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa.

- Phê phán các thế lực vì đồng tiền mà áp bức những người thấp cổ bé họng.

5. Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế và độc đáo.

- Nghệ thuật tự sự.

- Thể thơ lục bát.

- Ngôn ngữ trong sáng và điêu luyện

III. Kết bài: cảm nghĩ của em

về Truyện Kiều

- Khẳng định tài năng của Nguyễn Du và giá trị trường tồn của Truyện Kiều.

Câu 2:

Dàn ý tham khảo đề bài: Thuyết minh về một địa danh thắng cảnh của đất nước quê hương (Hồ Gươm)

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Gươm.

b. Thân bài

1. Vị trí địa lí và diện tích.

* Vị trí địa lí.

- Nằm giữa trung tâm của quận Hoàn Kiếm.

- Hồ Gươm nằm ở vị trí giữa các khu phố cổ Lương Văn Can, Hàng Ngang, Hàng Đào… và các khu phố Tây do người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn một thế kỉ.

* Diện tích: Diện tích của hồ Gươm là hơn 12ha và dài 700m.

2. Tên gọi

Lục Thủy: hồ được gọi đặt với tên này vì nước hồ có màu xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại loài tảo.

Thủy Quân: hồ được gọi với tên này là vì nhà Trần đã sử dụng hồ để làm chỗ luyện tập thủy quân.

Hồ Hoàn Kiếm: tên gọi này đã bắt đầu được gọi từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1417-1427).

Tả Vọng – Hữu Vọng: đây là cái tên bắt đầu gọi từ Thời nhà Mạc, vua đã cho xây đập, ngăn hồ thành 2 nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập đã được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc được gọi là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam được gọi là Hữu Vọng.

3. Lịch sử

Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “Trả gươm thần” của vua Lê lợi.

4. Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ.

Hồ Gươm như một bức tranh uyển chuyển và sinh động, 2 bên là những hàng cây phượng vĩ, bằng lăng và liễu…

Vào mùa thu Hồ như một bức tranh thiên nhiên quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc

Quanh hồ còn có các di tích lịch sử gắn liền với các chiến tích oai hùng của dân tộc.

5. Những công trình gắn liền với hồ: Đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Hòa Phong, Tượng đài Lí Thái Tổ.

6. Vai trò, ý nghĩa của hồ.

- Hồ có chức năng điều hòa không khí và nhiệt độ.

- Là nơi sinh hoạt văn hóa và tổ chức các lễ hội đặc sắc của Hà Nội.

- Là nơi yên tĩnh để luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….

- Nguồn cảm hứng âm nhạc, thơ ca và hội họa.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm: Hồ Gươm là một địa danh thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.