Soạn bài: Tấm Cám (trang 72 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
a. Bố cục chia thành 2 phần
- Phần 1 - (từ đầu đến “đẹp thế”): Về thân phận của nhân vật Tấm – cô gái mồ côi và con đường tìm hạnh phúc.
- Phần 2: (từ “Vào cung vua” đến hết): Cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân vật Tấm để giành lại sự sống và hạnh phúc.
b. Tóm tắt:
Tấm mồ côi cha từ bé, nàng sống với mẹ con dì ghẻ Cám. Mẹ con Cám thường xuyên bắt Tấm phải làm việc vất vả. Một lần hai chị em đi bắt cá, Cám đã lừa Tấm và chút hết giỏ tôm cá của Tấm, trong giỏ chỉ còn sót lại một con cá Bống, Tấm mang về thả xuống giếng. Mẹ con Cám bắt cá Bống lên giết thịt ăn. Nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho Tấm đi hội mà còn bắt nàng nhặt thóc gạo trộn lẫn, được Bụt giúp đỡ Tấm được đi chơi hội, trên đường đi Tấm vô tình đánh rơi hài. Nhà vua nhặt được, ai ướm chân vừa chiếc hài sẽ lấy làm vợ. Tấm đi vừa hài và trở thành hoàng hậu. Mẹ con Cám vì ghen tị nên lập mưu giết Tấm, Tấm biến thành con chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối cùng Tấm gặp lại nhà vua và sống cuộc sống hạnh phúc đến suốt đời.
Câu 1:
- Xung đột truyện: mối quan hệ dì ghẻ – con chồng, chị em cùng cha khác mẹ.
- Mâu thuẫn truyện được thể hiện qua những sự việc:
+ Chiếm yếm đỏ.
+ Con cá bống.
+ Tấm đi xem hội – thử giày.
+ Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị).
- Bản chất của sự xung đột:
+ Sự tranh giành quyền lợi về cả vật chất lẫn tinh thần trong cuộc sống gia đình và xã hội.
+ Thói ích kỉ, độc ác, xấu xa của con người.
- Diễn biến truyện được phát triển thông qua 2 tuyến nhân vật:
+ Tuyến nhân vật phản diện - mẹ con Cám: càng ngày càng độc ác, tàn nhẫn.
+ Tuyến nhân vật chính diện – Tấm: ban đầu hành động và phản ứng yếu ớt nhưng càng về sau càng quyết liệt và chủ động đấu tranh.
Câu 2:
- Tấm trải qua bốn lần hóa thân: Tấm bị giết và hóa thành chim Vàng Anh => cây xoan đào => khung cửi => quả thị, có nghĩa là đều hóa thân thành vật.
- 4 hình thức biến hóa này đều cho thấy vẻ đẹp và phẩm chất của Tấm bình dị, trong sáng đó cũng chính là sự chuyển biến trong ý chí đấu tranh của nhân vật.
=> Quá trình hóa thân của nhân vật chính là yếu tố kì ảo biểu hiện sức sống mãnh liệt của Tấm, của công lí và của cái thiện.
Câu 3:
Đối với tác giả dân gian hành động trả thù của nhân vật Tấm đối với mẹ con Cám như vậylà phù hợp, là thích đáng với những gì mà mẹ con Cám làm đối với Tấm.
=> Phản ánh đạo lí nhân dân: ở hiền ắt gặp lành, làm điều ác sẽ bị báo ứng.
Câu 4:
Bản chất của mâu thuẫn và sự xung đột trong truyện:
- Mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền trong thời cổ đại: mâu thuẫn giữa dì ghẻ - con chồng.
- Mâu thuẫn xã hội và chức vị và quyền lợi, giữa kẻ áp bức và người bị áp bức.
=> Mâu thuẫn khái quát nhất: mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.
II. Luyện tập
Các đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được thể hiện trong chuyện Tấm Cám:
- Cốt truyện có sự xuất hiện của các yếu tố thần kì: xương cá Bống, nhân vật ông Bụt và những lần biến hóa của nhân vật.
- Truyện có kết cấu theo khuôn mẫu phổ biến của loại truyện cổ tích thần kì: nhân vật chính phải trải qua rất nhiều khó khăn, hoạn nạn cuối cùng mới được sống hạnh phúc.
- Truyện phản ánh các xung đột trong xã hội trong thời kì xã hội có sự phân chia giai cấp. - Bày tỏ ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình và sự công bằng xã hội.
- Truyện kết thúc có hậu biểu thị tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta.
Bài trước: Soạn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự (trang 62 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (trang 73 sgk Ngữ văn 10 tập 1)