Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Luyện viết đoạn văn tự sự (trang 98 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Soạn bài: Luyện viết đoạn văn tự sự (trang 98 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Câu 1:

a. - Những đoạn văn diễn đạt đúng dự kiến của tác giả.

- Giống nhau: đoạn mở đầu và đoạn kết thúc đều để miêu tả cảnh rừng xà nu.

- Khác nhau:

+ 2 đoạn mở đầu miêu tả cánh rừng xà nu một cách cụ thể sinh động để dẫn dắt và lôi cuốn người đọc.

+ Đoạn cuối truyện miêu tả về cảnh rừng xà nu đã trở nên mờ dần, bất tận gợi sự liên tưởng về sự bất diệt của rừng cây và sức sống mãnh liệt của con người.

b. Bài học rút ra: trước khi viết hoặc kể chuyện cần phải suy nghĩ và xác định dự kiến phần mở đầu, kết thúc của bài văn.

=> Bài văn sẽ có sự thống nhất, mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ và lôi cuốn người đọc hơn.

Câu 2:

a. - Có thể xem đây là một đoạn văn tự sự, vì:

+ Đoạn văn đã kể lại một sự việc hết sức quan trọng, đó là chuyện chị Dậu trở về làng và lãnh đạo cuộc nổi dậy của nông dân khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra.

+ Sự việc hoàn toàn phù hợp với chủ đề và cốt truyện mà bạn học sinh đã đưa ra và lập dàn ý.

b.

- Ưu điểm: thành công trong việc “kể” lại câu chuyện.

- Nhược điểm:

+ Sắp xếp các đoạn tả tâm trạng, tả cảnh còn chưa hợp lý, chưa hay.

+ Văn phong còn gượng gạo, lúng túng.

- Có thể sửa lại 2 chỗ “lúng túng” trong đoạn văn như sau:

+ “…Đặt chân đến con đê…. nếp nhà lụp xụp của gia đình chị Dậu đúng lúc ở phía trời đông ông mặt trời đã bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu chợt nhìn thấy một đoàn người…”

+ “Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen đó chợt vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố kìm nén sự xúc động…”.

Câu 3:

Bài học rút ra:

- Khi viết đoạn văn mở bài và đoạn văn kết thúc, cần dựa vào cốt truyện và đề tài để xác định nội dung

- Sau đoạn văn mở đầu, vẫn phải dựa vào chủ đề, tư tưởng và cốt truyện của bài văn để viết các đoạn thân bài.

- Có câu nêu ý khái quát: câu chủ đề. Những câu còn lại diễn đạt các ý cụ thể.

- Nội dung của mỗi đoạn văn tuy có sự khác nhau nhưng đều cùng thể hiện một chủ đề và ý nghĩa thống nhất của văn bản.

- Khi viết đoạn văn tự sự cần phải huy động hết năng lực quan sát, trí tưởng tượng, liên tưởng các kiến thức về cuộc sống và thành thạo những thao tác trong việc viết đoạn văn.

III. Luyện tập

Câu 1:

a.

- Đoạn trích kể về chuyện Phương Định – một nữ thanh niên xung phong đã dũng cảm gỡ bom mìn.

- Đoạn văn này đặt ở phần thân bài của văn bản tự sự Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) kể về sự việc nữ thanh niên Phương Định đang phá bom.

b.

- Lỗi sai khác về ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.

- Người kể là nhân vật Phương Định xưng "tôi" nhưng trong đoạn này đại từ “tôi” lại bị thay thế bằng “Phương Định”, “cô gái”, “cô”.

c. Bài học rút ra: Trong văn bản tự sự người viết cần phải đảm bảo sự nhất quán về ngôi kể như vậy mới giữ được sự logic, chặt chẽ, hấp dẫn trong nội dung của văn bản, và thuyết phục người đọc.

Câu 2:

Gợi ý: đoạn văn cần chú ý diễn tả những hành động, tâm trạng của cô gái như sau:

- Cử chỉ: cất bước theo chồng, vừa đi vừa nghoảnh đầu lại, vừa đi vừa ngoái trông, khi đến rừng ớt ngắt lá ớt và ngồi chờ, khi đến rừng cà ngắt là cà ngồi đợi, …

- Tâm trạng: lòng càng thêm đau thêm nhớ, chờ, đợi, đau buồn, vô vọng, lưu luyến…