Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Tam đại con gà (trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Soạn bài: Tam đại con gà (trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Câu 1:

- Trong truyện Tam đại con gà, “ông thầy” đã liên tiếp bị đưa vào 2 tình huống;

+ Thầy đồ đi dạy học trò nhưng “thấy mặt chữ có nhiều nét rắc rối, không biết là chữ gì, học trò lại hỏi gấp nên thầy cuống, nói liều…”

+ Khi người nhà phát hiện thầy dạy sai, thầy đã ra sức bao biện để giấu dốt và chối tội.

- Tình huống 1: “ông thầy” giải quyết tình huống bằng cách nói liều và còn viện tới thổ công để “chứng giám” một cách hú họa cho ngu dốt của mình.

- Tình huống 2: “ông thầy” đã giải quyết để tự bào chữa cho mình bằng một cái “lí sự cùn”

- Qua 2 tình huống, cái bản chất “dốt” của thầy đồ đã thể hiện ra rất rõ. Dốt nhưng vẫn thích khoe giỏi và nhất quyết bao biện cho bản thân bằng một cái “lí sự cùn” hoàn toàn không thể tin tưởng được.

=> Cái dốt không thể che đậy được, càng cố giấu thì càng lộ ra, càng trở thành trò cười cho thiên hạ.

Câu 2:

Truyện Tam đại con gà phê phán một thói tật xấu, một loại người trong xã hội: muốn giấu dốt và cố tình bao biện để che giấu cái dốt một cách liều lĩnh.

II. Luyện tập

Gợi ý:

- Những hành động của thầy đồ:

+ Bảo học trò đọc khe khẽ (thận trọng).

+ Xin đài âm dương (thận trọng).

+ Ngồi bệ vệ trên giường và bảo học trò đọc thật to (đắc chí).

- Những lời nói của thầy có chứa đựng sự phi lí:

+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà.

+ Dạy học trò biết đến tận tam đại con gà.

=> Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến.