Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (trang 100 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam (trang 100 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Câu 1:

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
Tính truyền miệng Tính tập thể Tính thực hành Ví dụ

- Truyền miệng là phương thức tồn tại và lưu hành của văn học dân gian.

- Tính chất của quá trình truyền miệng chính là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến cho người khác thông qua phương cách truyền miệng, thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng sang qua vùng khác), theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).

- Tính truyền miệng thể hiện thông qua diễn xướng dân gian tạo nên tính dị bản và giúp tác phẩm hoàn thiện hơn.

- Quá trình sáng tác tập thể được diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm chỉ do một cá nhân khởi xướng nhưng sau đó tập thể hưởng ứng và cùng tham gia thêm bớt, sửa chữa và hoàn thiện tác phẩm đó.

- Tác phẩm dân gian sau khi công bố đã trở thành tài sản chung của tập thể.

- Phần lớn các tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt tập thể của nhân dân (hò chèo thuyền, hò đánh cá…) truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, sử thi Đăm Săn (Ê đê), các bài ca dao, truyện cười, truyên ngụ ngôn....

Câu 2:

Những thể loại văn học dân gian đã học

Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian
Sử thi, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện thơ, truyện cười Tục ngữ, câu đố Ca dao, vè Tuồng dân gian, chèo

Câu 3:

Đặc điểm của những thể loại truyện kể dân gian

Thể loại Mục đích sáng tác Hình thức lưu truyền Nội dung phản ánh Kiểu nhân vật Đặc điểm nghệ thuật
Sử thi (anh hùng) ngợi ca phẩm chất anh hùng và thể hiện khát vọng phát triển cộng đồng của nhân dân trong thời xưa Hát, kể Xã hội cổ đại trong giai đoạn tiền giai cấp, những khát vọng cao đẹp, tình cảm của con người Người anh hùng trọng danh dự, đạo đức và có trách nhiệm đối với cộng đồng Phóng đại, trùng điệp, so sánh tạo nên các hình tượng hoành tráng.
Truyền thuyết Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với những sự kiện và nhân vật lịch sử kể, diễn xướng (lễ hội) Những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật được thần kì hóa thông qua một cốt truyện hư cấu Nhân vật lịch sử đã được truyền thuyết hóa Dựa trên những sự kiện lịch sử có thật, hư cấu tạo nên câu chuyện kì ảo
Truyện cổ tích bày tỏ ước mơ của người dân sống trong xã hội có giai cấp: thiện luôn thắng ác, chính nghĩa luôn thắng gian tà. kể Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa những lực lượng tốt - xấu, chính nghĩa – gian tà,... Kẻ mồ côi, mụ dì ghẻ, người lao động nghèo khổ, bất hạnh,... Truyện sử dụng hoàn toàn yếu tố hư cấu, kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính thường đã trải qua 3 chặng trong cuộc đời.
Truyện cười Giải trí, mua vui, châm biến, phê phán các thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, tố cáo các giai cấp thống trị xấu xa. kể Các điều trái với lẽ tự nhiên, thói hư tật xấu đáng chê trách, đáng cười của con người. Nhân vật có nét xấu Truyện rất ngắn, ít nhân vật, tạo ra tình huống bất ngờ, kết thúc chuyện đột ngột để gay cười.

Câu 4:

a. - Ca dao than thân thường là những lời than thân, trách phận của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Thân phận của họ lận đận, long đong và bị phụ thuộc vào người khác, giá trị của họ cũng không được ai biết đến. Các hình ảnh ẩn dụ thường được dùng: tấm lụa đào, củ ấu gai,...

- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập tới tình yêu đôi lứa thắm thiết mặn nồng, tình bạn cao đẹp, tình nghĩa thủy chung, nỗi nhớ nhung da diết... của con người trong cuộc sống. Những biểu tượng thường được dùng: ngọn đèn, cái cầu, tấm khăn, cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay - muối mặn,...

- Ca dao hài hước phê phán các thói tật xấu của con người và thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của những người dân lao động ngheo trong cuộc sống vất vả của họ.

b. Những biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong ca dao: ẩn dụ, phóng đại, so sánh, nói giảm, ...

II. Bài tập vận dụng

Bài 1:

- Các nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả anh hùng Đăm Săn: phóng đại, trùng điệp, so sánh. Dẫn chứng: “một lần xốc tới... vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa... qua phía tây... ”, “múa trên cao, gió như bão,... rễ bay tung”, đôi mắt “long lanh như mắt chim ghếch”, bắp chân “to bằng cây xà ngang”,...

- Hiệu quả nghệ thuật: lí tưởng hóa hình tượng người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một không gian thật hoành tráng.

Bài 2:

Cái lõi sự thật lịch sử Bi kịch được hư cấu Những chi tiết hoang đường, kì ảo Tính chất của bi kịch Kết cục của bi kịch Bài học rút ra
Cuộc xâm lược của Triệu Đà với nhà nước Âu Lạc dưới thời vua An Dương Vương Bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình và bi kịch quốc gia Thần Kim Quy, nỏ thần, ngọc trai - giếng nước, An Dương Vương đi xuống biển Dữ dội, quyết liệt Tình yêu, gia đình, đất nước đều bị mất Luôn cảnh giác trước kẻ thù, không được nhẹ dạ cả tin.

Bài 3:

Phân tích truyện cổ tích "Tấm Cám" để phân tích “sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối và thụ động đến kiên quyết đấu tranh để đòi lại sự sống và hạnh phúc cho mình:

- Thời gian đầu, Tấm là người yếu đuối, thụ động. Luôn khóc mỗi khi gặp khó khăn, chỉ trông cậy vào Bụt. Khi bị mất giỏ cá, Tấm khóc. Bị mất cá Bống, Tấm cũng khóc,...

- Thời gian sau, kể từ khi lên làm hoàng hậu, Tấm kiên quyết đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc và giành lại sự sống cho mình. Lúc này, Tấm không còn được nhận sự giúp đỡ từ Bụt nữa. Tự Tấm phải tìm cách để biến hóa để tìm cơ hội được sống, để được trở lại làm người và hạnh phúc hơn.

Bài 4:

Tên truyện Đối tượng cười (Cười ai? ) Nội dung cười (Cười cái gì? ) Tình huống gây cười Cao trào để tiếng cười “òa” ra
Tam đại con gà Học trò dốt nát mà làm thầy đồ, ống bố Sự giấu dốt của con người

- Không biết chữ kê

- Khấn hỏi thổ công.

Khi anh học trò dốt nát đọc kê thành Dủ dỉ là con dù dì
Nhưng nó phải bằng hai mày Thầy lí, Cải, Ngô Sự tráo trở của kẻ ăn hối lộ, tấn bi hài kịch của kẻ hối lộ Hối lộ tiền nhưng vẫn bị đánh. Nhận tiền hối lộ nhưng vẫn bị đánh đòn người hối lộ Khi thầy lí nói Nhưng nó lại phải bằng 2 mày

Bài 5:

a. -Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

-Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

-Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ dưới chợ biết vào tay ai

-Chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

-Chiều chiều mây phủ Sơn Trà

Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm

-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng

Mở đầu các bài ca dao như vậy có giúp nhấn mạnh và tạo thói quen để người nghe dễ tiếp nhận.

b.

- Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học: củ ấu gai, tấm lụa đào, chiếc khăn, ngọn đèn, trăng, sao, mặt trời,....

-Tác giả dân gian lấy những hình ảnh đó trong thiên nhiên, trong cuộc sống đời thường... nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận và dễ đi vào lòng người.

c. Một số câu ca dao nói về:

-Chiếc khăn, chiếc áo:

+Gửi khăn, gửi áo, gửi lời

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa

+Nhớ khi khăn mở trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình

- Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu:

+Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

- Biểu tượng bến nước, cây đa – con thuyền, gừng cay - muối mặn:

+Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

+Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

+Tay nâng chén muối, đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

d. Một vài bài ca dao hài hước:

-Xắn quần bắt kiến cưỡi chơi

Trèo cây rau má đánh rơi mất quần.

-Ngồi buồn đốt một đống rơm

Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào

Khói lên đến tận Thiên Tào,

Ngọc Hoàng phán hỏi: Thằng nào đốt rơm?

Bài 6:

- Dân gian có câu tục ngữ:

“Cố đấm ăn xôi

Làm mướn không công”

Thì Hồ Xuân Hương có câu:

“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”

- Chế Lan Viên mượn hình ảnh Thánh Gióng trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? :

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.