Trang chủ > Lớp 10 > Soạn văn 10 (siêu ngắn) > Soạn bài: Chiến thắng Mtao-Mxây (trang 36 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

Soạn bài: Chiến thắng Mtao-Mxây (trang 36 sgk Ngữ văn 10 tập 1)

1. Tóm tắt đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

Đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây" là đoạn giữa của tác phẩm kể chuyện "Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây", giải cứu vợ của mình.

- Sau biết Mtao Mxây cướp mất vợ là Hơ Nhị, Đăm Săn cảm thấy vô cùng tức giận. Chàng cầm khiên xông đến nhà Mtao Mxây để thách đấu và khiêu chiến.

- Khi đang giao chiến, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị ném cho mình một miếng trầu. Nhưng Đăm Săn đã nhanh tay đớp được miếng trầu đó. Chàng ăn miếng trầu và sức mạnh tăng lên gấp bội. Chàng lại tiếp tục múa khiên và đuổi theo Mtao Mxây với sức mạnh phi thường.

- Ông Trời đã chỉ cho Đăm Săn cách để đánh thắng Mtao Mxây: lấy cái chày mòn ném trúng vào vành tai trái của Mtao Mxây. Hắn van xin Đăm Săn tha mạng. Nhưng Đăm Săn đã đâm chết Mtao Mxây và chặt đầu hắn mang bêu ngoài đường.

- Sau khi Mtao Mxây chết, Đăm Săn cứu được vợ, tôi tớ, thu của cải và danh tiếng vang lừng khắp nơi, đến tai các thần. Chàng đã mở tiệc linh đình để ăn mừng chiến thắng.

2. Bố cục chia thành 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “chặt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường” => Cảnh trận giao chiến giữa hai tù trưởng.

– Phần 2: Tiếp theo đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng” => Cảnh Đăm Săn và những nô lệ mới ra về sau chiến thắng.

– Phần 3: Còn lại => Cảnh ăn mừng chiến thắng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Tóm tắt diễn biến trận đánh theo trình tự của các sự việc và sự kiện:

a. Khiêu chiến

Đăm Săn Mtao Mxây
- Khiêu khích và nhường Mtao Mxây múa khiên trước

- Không dám xuống, sợ Đăm săn đánh lén

- Chấp nhận lời khiêu chiến

=> Bình tĩnh, chủ động, thản nhiên => Bị động, sợ hãi

b. Vào cuộc chiến

Hiệp Đăm Săn Mtao Mxây
1 - Múa khiên giỏi: -> tài ba, xuất chúng và sức mạnh phi thường

- Hốt hoảng bỏ chạy, chạy bước cao bước thấp, rút đao chém nhưng không trúng

-> Tài năng thấp kém, hèn hạ

2

- Đớp được miếng trầu Hơ Nhị quăng cho

-> sức mạnh tăng thêm gấp bội

- Chém Đăm Săn nhưng trượt

- Cầu cứu Hơ Nhị ném cho trầu -> Yếu sức

3

- Múa khiên đuổi theo Mtao Mxây

- Đâm Mtao Mxây trúng nhưng không thủng

- Vừa chạy vừa chống đỡ

- Bị Đăm Săn đâm trúng áo nhưng không chết.

4

- Thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ. mộng thấy ông Trời và cầu cứu

- Chém chết Mtao Mxây

- Bị đập vào vành tai

- Vùng chạy, ngã lăn ra mặt đất

- Bị cắt đầu

Kết quả

Chủ động, dũng cảm, tài giỏi

-> Chiến thắng

Hành động vì chính nghĩa, được ca ngợi và cổ vũ.

Thụ động, hèn nhát, yếu sức

-> Thất bại thảm hại

Hành động phi nghĩa và bị phê phán

Câu 2:

Thái độ, tình cảm của cộng đồng Ê – đê
Đối với nhân vật Mtao Mxây Đối với Đăm Săn
Sau khi tù trưởng của mình thất bại thì đông đảo nô lệ đều nhất loạt nghe theo lời vị tù trưởng mạnh hơn (“không đi sao được! … người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa”). Họ luôn mơ ước có được một người tù trưởng dũng cảm, tài ba, một tập hùng mạnh và giàu có Dân làng náo nhiệt, mừng vui chào đón vị anh hùng của mình chiến thắng trở về. Họ đi lại và sửa soạn tiệc ăn mừng không chỉ để mừng buôn sóc được mở mang, thêm hùng mạnh và giàu có mà còn để chào đón những người nô lệ mới bằng cả sự hoà hợp và chân thành (“... Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực…Cảnh làng một tù trưỏng nhà giàu trông sao mà vui thế! ”).

Câu 3:

Phần cuối của đoạn trích tác giả dân gian tập trung vào miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng. Điều đó có biểu thị 2 ý nghĩa như sau:

- Lễ cúng thần linh và người chết, lễ ăn mừng chiến thắng

+ Tưởng nhớ và biết ơn tới những người đã hi sinh là việc nghĩa. Lễ cúng người chết sau chiến thắng chính là một nghi lễ có tính nhân đạo

+ Lễ cúng thần linh, cảm ơn tổ tiên là nghi lễ để tri ân một cách thiêng liêng biểu lộ ý thức xây đắp truyền thống văn hóa tôn giáo, tâm linh của những tộc người Tây Nguyên.

+ Mở tiệc, đánh trống khua chiêng ăn mừng chiến thắng => Văn hóa dân gian Tây Nguyên => Cả một cộng đồng cùng hòa nhập thành một khối với niềm tin ở tương lai.

=> Cuộc sống dân làng sung túc, hùng mạnh và thịnh vượng.

- Khẳng định tầm vóc lịch sử của người anh hùng đối với sự phát triển của cộng đồng:

+ Đăm Săn chính là niềm tự hào của bộ tộc, là kết tinh của sức mạnh, vẻ đẹp, tài năng, ý chí của cộng đồng.

+ Đăm Săn là đại diện cho sức mạnh của bộ tộc. Sức mạnh, lí tưởng của Đăm Săn chính biểu trưng cho sức mạnh và lí tưởng của cộng đồng.

Câu 4:

Trong đoạn trích này, kiểu câu được sử dụng nhiều nhất là kiểu câu có dùng biện pháp so sánh:

Miêu tả nhân vật Đăm Săn Miêu tả nhân vật Mtao Mxây Miêu tả khung cảnh

- “chàng múa trên cao, gió như bão; chàng múa dưới thấp, gió như lốc; đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối

“Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. ”…

=> Khẳng định và nâng cao sức mạnh, tài năng của Đam Săn - người anh hùng dũng cảm, quyết liệt, uy danh lừng lẫy.

- “Trông hắn dữ tợn như một vị thần”, “Ta như gà làng mới mọc cựa kliê, như gà rừng mới mọc cựa êchăm”, “múa kêu lạch xạch như quả mướp khô”, ...

=> Mtao Mxây được so sánh với những vật yếu ớt và vô dụng.

-“đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”, tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước, “cả một vùng nhão ra như nước”…

=> So sánh với con vật, sự vật gần gũi nơi núi rừng tạo nên sự dễ dàng, thân thuộc, hình dung.

- Những hình ảnh, sự vật được mang ra để so sánh trong đoạn trích đều được lấy ra từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ để "đo" kích cỡ, tầm vóc của người anh hùng => Đăm Săn được tôn vinh một cách tuyệt đối: vẻ đẹp có phần hoang dại, cổ sơ, gần gũi với núi rừng, song song với sức mạnh của bộ tộc. Đây là một thủ pháp quen thuộc thường được sử dụng trong sử thi thể hiện sự trang trọng, hoành tráng.

III. Luyện tập

Gợi ý:

- Chi tiết Đăm Săn mộng thấy ông Trời và cầu cứu:

+ Sự gần gũi và kết giao giữa con người và thần linh -> Dấu vết tư duy của thần thoại cổ sơ và thời kì xã hội không có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.

+ Thần linh giữ vai trò phù trợ, là sự ủng hộ cho người theo chính nghĩa. Người anh hùng mới có thể quyết định kết quả của cuộc chiến -> Sử thi đề cao vai trò của nhân vật anh hùng, đề cao tinh thần dân chủ của thời thị tộc cổ xưa và biểu lộ ước muốn được sống hòa hợp cùng với tự nhiên.