Soạn bài: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) (trang 7 sgk Ngữ văn 10 tập 2)
* Thể loại: Phú cổ thể.
* Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời vào khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288).
Câu 1:
* Bố cục chia thành 4 phần
- Phần 1: Từ đầu…… đến "còn lưu": cảm xúc lịch sử của nhân vật khách khi đứng trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.
- Phần 2: từ "Bên sông"……. đến "Ca ngợi": lời kể của những bô lão về những chiến công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng
- Phần 3: Từ "Tuy nhiên" …… đến "lệ chan": suy ngẫm và bình luận của những bô lão về những chiến công đó.
- Phần 4: Còn lại: lời ca nhằm khẳng định vai trò và đức độ của con người.
Câu 2:
- Khách – Tác giả.
- Mục đích: thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, tìm hiểu mảnh đất đã từng ghi dấu những chiến công oanh liệt của đất nước.
- Địa danh Trung Quốc: Vũ Huyệt, Cửu Giang Ngũ Hồ, Bách Việt, Nguyên Tương, Tam Ngô, đầm Vân Mộng.
- Địa danh đất Việt: bến Đông Triều, cửa Đại Than, sông Bạch Đằng.
→ Khách là người biết rộng, đi nhiều về lịch sử dân tộc, lập chí bốn phương, tâm hồn phóng khoáng, tự do.
Câu 3:
- Tâm trạng khách:
+ Lúc vui thú trước cảnh non nước mây trời kì vĩ.
+ Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự hào nhưng giờ đã hoang quạnh, đìu hiu.
+ Lúc cảm thấy thương tiếc cho những người anh hùng đã khuất.
→ Tâm hồn nhạy cảm và giàu cảm xúc.
Câu 4:
- Vai trò của hình tượng các vị bô lão trong bài phú: là người kể chuyện và cũng là người bình luận các chiến tích xưa.
- Các bô lão kể lại cảnh chiến trận:
• Lực lượng:
+ Thuyền tàu muôn đội.
+ Giáo gươm sáng chói.
→ Quy mô và lực lượng hùng hậu, khí thế mạnh mẽ quyết liệt.
• Thái độ của giặc:
+ Những tưởng….. một lần.
+ Quét sạch ……. Bốn cõi.
→ Kiêu ngạo, khoác lác.
• Kết quả:
+ Khác nào khi xưa:
+ Trận Xích Bích……tro bay.
+ Trận Hợp Phì ……. chết trụi.
→ Mượn tích xưa để thể hiện sự thất bại ê chề và nhục nhã của kẻ thù và các chiến công oanh liệt của quân ta.
- Thái độ, giọng điệu của các vị bô lão trong lời kể: tự hào và đầy nhiệt huyết.
- Nguyên nhân quân ta thắng, địch thua: Cũng nhờ
+ Trời đất cho nơi hiểm trở.
+ Nhân tài giữ cuộc điện an.
→ Hai nhân tố dẫn tới chiến thắng nhưng vai trò chính và vị trí con người là yếu tố quyết định đến chiến thắng trận Bạch Đằng.
Câu 5:
- Lời ca của các vị bô lão:
+ bất nghĩa: tiêu vong.
+ anh hùng: lưu danh.
→ Tuyên ngôn và chân lí vĩnh cửu bất biến, là quy luật từ ngàn xưa cho đến nay.
- Lời hòa ca của “khách”:
+ Anh minh 2 vị thánh quân.
+ Bởi đâu… cốt mình đức cao.
→ Khẳng định nguyên nhân dẫn đến chiến thắng là lẽ sống, đạo đức, là khát vọng sống hòa bình và đường lối giữ nước hết sức tài tình của nhà Trần.
⇒ Lời ca đã khẳng định vai trò và đức độ của con người, bày tỏ niềm tự hào dân tộc, tư tưởng nhân văn cao cả.
Câu 6:
- Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, ngôn từ vừa gợi cảm vừa trang trọng.
- Nội dung: Bài phú bày tỏ niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng dũng cảm, bất khuất và truyền thống tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam.
II. Luyện tập
Câu 1:
Học thuộc một số câu trong bài phú
Câu 2:
- Nét giống nhau của 2 bài thơ:
+ Đều bày tỏ lòng tự hào trước các chiến công hiển hách trên dòng sông Bạch Đằng.
+ Đều nhằm khẳng định sự anh minh của “nhị thánh”.
+ Đề cao và trân trọng vị trí và vai trò của con người trong quá trình dựng nên lịch sử.
Bài trước: Soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh (trang 169 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi (trang 13 sgk Ngữ văn 10 tập 2)