Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự (trang 73 sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Câu 1:
- Miêu tả: Bằng các hình ảnh, chi tiết để làm nổi bật con người, sự vật, sự việc, phong cảnh… khiến cho sự vật, sự việc…như bày ra trước mặt.
- Biểu cảm: Thể hiện một tình cảm, thái độ, cảm xúc và sự đánh giá với đối tượng được đề cập đến. (Trực tiếp hoặc gián tiếp)
Câu 2:
So sánh với văn biểu cảm và văn miêu tả:
Giống nhau về cách thức nhưng ở văn tự sự chỉ là các cảm xúc đan xen vào trước các sự việc có tác động mạnh mẽ về tình cảm, tư tưởng.
Câu 3:
Hiệu quả của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự:
- Thông qua sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng đến các yếu tố bất ngờ trong truyện.
- Sự truyền cảm mạnh mẽ tình yêu và tư tưởng của tác giả.
Câu 4:
- Đoạn trích trên là văn bản tự sự vì có sử dụng các yếu tố: người dẫn chuyện, nhân vật, sự việc
- Yếu tố miêu tả: hiện thực cảnh về đêm, tả bầu trời ngàn sao.
- Yếu tố biểu cảm: thể hiện cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi bên cạnh Xtê – pha – nét.
- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng giúp người đọc hình dung một cách sinh động về cảnh ban đêm với bầu trời đầy sao và thơ mộng, biểu lộ tình cảm của chàng chăn cừu khi ngồi bên cô gái ngây thơ và thúc đẩy diễn biến của cốt truyện.
II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
Câu 1:
a. Liên tưởng
b. Quan sát
c. Tưởng tượng
Câu 2:
Miêu tả được hay, tốt cần phải quan sát đối tượng một cách tỉ mĩ, kĩ càng, phát huy hết khả năng liên tưởng và tưởng tượng.
Câu 3:
Ý (d) không chính xác, vì khi vận dụng yếu tố biểu cảm trong văn tự sự không thể chỉ tìm cảm xúc hay sự rung động trong tâm hồn người kể.
III. Luyện tập
Câu 1:
a. Dùng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc giao đấu giữa Đăm Săn với Mtao Mxây
- Yếu tố miêu tả khung cảnh cuộc chiến được tái hiện một cách chân thật và sinh động
- Yếu tố biểu cảm bộc lộ cảm xúc của cộng đồng, các nhân vật, cuộc chiến trở nên dữ dội và hoành tráng hơn.
b.
- Nhà văn không miêu tả trực tiếp mà sử dụng yếu tố tưởng tượng “nếu như ta…tinh xảo” và suy ngẫm “những chiếc lá…thô kệch).
- Các câu văn miêu tả đã khắc họa vẻ đẹp tự nhiên tuyệt mĩ của mùa thu.
- Các câu văn biểu cảm mang tới cho người đọc các cảm nhận lạ lẫm, lí thú.
Câu 2:
- Dùng yếu tố miêu tả:
+ Tả về sự vật, cảnh vật trong chuyến đi.
+ Tả người bạn đồng hành.
+ Tả con đường.
- Dùng yếu tố biểu cảm để biểu lộ tình cảm:
+ Tình cảm chung về chuyến đi.
+ Tình cảm về con người.
+ Tình cảm thiên nhiên.
Lưu ý: không được sa vào kể chuyện “suông” hoặc lạc sang kiểu bài thuần biểu cảm.
Bài trước: Soạn bài: Tấm Cám (trang 72 sgk Ngữ văn 10 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Tam đại con gà (trang 79 sgk Ngữ văn 10 tập 1)