Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

Giáo án Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh cần nắm các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất đai với bảo vệ đất.
- Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng.
2. Kĩ năng
- Trình bày hiện tượng địa lí qua tranh ảnh.
- Phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng.
3. Thái độ
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
- Tuyên truyền mọi người về mối quan hệ tương hỗ giữa sản xuất nông nghiệp với môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp: Giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Ảnh xói mòn. Bản đồ kinh tế thế giới, Hình 9.1 phóng to.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở, sách giáo khoa. Tranh ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đới nóng có những hình thức canh tác nào? Đặc điểm của các hình thức đó?
- Nêu những ưu điểm và hạn chế của các hình thức canh tác ở đới nóng?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm sản xuất nông nghiệp (nhóm)

Giáo viên tổng kết lại đặc điểm các kiểu môi trường đới nóng.

+ Khí hậu xích đạo ẩm (nóng ẩm quanh năm)

+ Khí hậu nhiệt đới (nhiệt độ cao quanh năm trong năm có một thời kì khô hạn (từ tháng 3 đến tháng 9) càng gần chí tuyến thì khô hạn càng kéo dài.

+ Nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa thời tiết diễn biến thất thường.

=> Em có nhận xét gì về đặc điểm khí hậu môi trường đới nóng? Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp không?

Bước 2: Thảo luận nhóm

- Giáo viên: Chia lớp thành 2 nhóm lớn (Trong đó mỗi nhóm lớn chia thành 5 nhóm nhỏ).

* Nhóm 1: Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp. Biện pháp khắc phục?

* Nhóm 2: Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp. Biện pháp khắc phục?

Phiếu bài tập

- Học sinh: Thảo luận và báo cáo kết quả. Các nhóm tự nhận xét.

- Giáo viên: Bổ sung và chuẩn kiến thức.

- Giáo viên cho liên hệ địa phương em hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra như thế nào?

( Tích hợp giáo dục môi trường)

1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:

+ Môi trường xích đạo ẩm:

- Thuận lợi: Cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.

- Khó khăn: Sâu, bệnh gây hại cây trồng, vật nuôi.

+ Môi trường nhiệt đới nhiệt đới gió mùa:

- Phải chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với chế độ mưa, từng vùng.

- Sản xuất phải theo tính thời vụ chặt chẽ.

+ Biện pháp:

- Trồng và bảo vệ rừng.

- Tăng cường thủy lợi.

- Có kế hoạch phòng chống thiên tai.

- Lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp (cá nhân)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2, sách giáo khoa

- Các cây lương thực, cây công nghiệp quan trọng ở đới nóng là gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời. Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

- Vì sao vùng trồng lúa nước lại trùng với vùng đông dân trên thế giới?

- Em có nhận xét gì về số lượng chủng loại cây công nghiệp ở đới nóng?

- Xác định trên bản đồ các quốc gia khu vực trên thế giới sự phân bố các sản phẩm cây công nghiệp?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời. Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

- Dựa vào thông tin mục 2 sách giáo khoa, cho biết:

- Cho biết tình hình phát triển chăn nuôi ở đới nóng so với ngành trồng trọt như thế nào? Những sản phẩm chăn nuôi nào quan trọng nhất?

- Học sinh suy nghĩ, trả lời. Học sinh khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.

2 Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:

- Cây lương thực: lúa nước, khoai, sắn, cao lương

- Cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú, có giá trị kinh tế cao

- Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt

3. Hoạt động luyện tập
- Học sinh điền sự phân bố các loại cây trồng ở đới nóng vào bảng sau:

4. Hoạt động vận dụng
- Kể tên các cây trồng và vật nuôi ở ở địa phương em.
- Nhận xét về các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi ở địa phương em?
- Cần có giải pháp nào để nâng cao chất lượng sản phẩm …?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu thêm về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Học thuộc bài. Làm các bài tập
- Chuẩn bị bài: “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng”