I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Liên minh châu Âu (EU) được mở rộng qua nhiều giai đoạn.
- Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế, là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới (dẫn chứng).
- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt với Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Xác định các nước gia nhập Liên minh châu Âu trên bản đồ.
3. Thái độ
- Kính trọng tổ chức kinh tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ
II. Chuẩn bị của Giáo viên& Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ quá trình mở rộng liên minh châu Âu.
- Một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước liên minh châu Âu.
- Lược đồ các khối kinh tế trên thế giới.
- Sơ đồ ngoại thương liên minh Châu Âu -Hoa Kì - Châu á.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của châu Âu?
- Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế xã hội các nước thành viên, mở rộng hợp tác tăng cường khả năng cạnh tranh trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, rất nhiều nước các tổ chức, hình thức liên minh được ra đời như khối thị trường chung Mecôxua của các nước Nam Mĩ, khối mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NA FTA), khối thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA)... Trong đó liên minh châu Âu (EU) nổi lên là một tổ chức hợp tác toàn diện nhất, một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét cơ bản của tổ chức này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|
Hoạt động 1: ( cá nhân) - Quan sát hình 60.1 sách giáo khoa. Nêu sự mở rộng của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn? Sau 4 lần mở rộng được 15 nước. + Năm 1958 có 6 nước: Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem-bua, Đức, Hà Lan. + Năm 1973 thêm 3 nước: Anh, Ailen, Đan Mạch. + Năm 1981 thêm 1 nước: Hy Lạp. + Năm 1986 thêm 2 nước: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. + Năm 1995 thêm 3 nước: Áo, Thụy Điển, Phần Lan. | 1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu: - Liên minh châu Âu được mở rộng từng bước qua nhiều giai đoạn, đến năm 1995 đã gồm 15 thành viên và đang có xu hướng tăng thêm. |
Hoạt động 2: (cá nhân) - Giáo viên xác định được mục đích chính trị xã hội và kinh tế của Liên minh châu Âu, trao đổi buôn bán tự do với nhau. - Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô) để dễ dàng trao đổi qua lại nhiều nước trong khối này. | 2. Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới: Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới, là tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới. |
Hoạt động 3: (cặp đôi) - Quan sát hình 60.3, nêu vài nét về hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu? (Liên minh châu Âu đầu tư công nghiệp vào các nước công nghiệp mới ở châu á, Trung và Nam Mĩ) - Vì sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới? (Vì khu vực này là khu vực tập trung những nước có trình độ công nghiệp, khoa học kỹ thuật rất cao, nên chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới) - Giáo viên liên hệ việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25.7.1995 và nêu ý nghĩa của nó. (để buôn bán hàng hoá khỏi đóng thuế quan, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, thành 1 khối kinh tế lớn để cạnh tranh với các nước trên thế giới, nhằm thu lợi nhuận cao nhất) | 3. Liên minh châu Âu - tổ chức thương mại hàng đầu thế giới: - Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu. |
3. Hoạt động luyện tập
- Kể tên những nước của Liên minh châu Âu?
- Vì sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 183.
- Chuẩn bị bài 61: Thực hành: đọc lược đồ, vẽ biểu đồ kinh tế châu Âu
- Trả lời câu hỏi bài thực hành 61.
5. Rút kinh nghiệm
Bài trước: Giáo án Bài 59: Khu vực Đông Âu
Bài tiếp: Giáo án Bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu