Giáo án Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
+ Hoạt động 1: ( cá nhân)- 10 phút - Hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài thực hành. - Quan sát hình 46.1 sách giáo khoa cho biết thứ tự các vành đai thực vật theo chiều cao của sườn tây dãy An-đét? - Dựa vào hình 46.1 Nhận xét sự phân bố các đai thực vật ở hai sườn. - Học sinh trình bày. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức | 1. Bài tập 1: Sườn tây - 0 – 1000m: Thực vật nửa hoang mạc. - 1000 – 2000m: Cây bụi xương rồng. - 2000 – 3000m: Đồng cỏ cây bụi. - 3000 – 5000m: Đồng cỏ núi cao. - Trên 5000m: Băng tuyết vĩnh cửu. |
+ Hoạt động 2: ( cá nhân)- 10 phút - Quan sát hình 46.2 sách giáo khoa cho biết thứ tự các vành đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An-đét? - Quan sát lược đồ ghi tên cụ thể các đai thực vật ở sườn đông và sườn Tây theo thứ tự chiều cao, giới hạn phân bố của từng đai. Nhận xét sự phân bố các đai thực vật ở hai sườn. | 2. Bài tập 2. Sườn đông - 0 – 1000m: Rừng nhiệt đới. - 1000 – 1300m: Rừng lá rộng. - 1300 – 3000m: Rừng lá kim. - 3000 – 4000m: Đồng cỏ. - 4000 – 5400m: Đồng cỏ núi cao. - 5400 – 6000m: Băng tuyết vĩnh viễn. |
+ Hoạt động 3: ( nhóm)- 15 phút - Thảo luận nhóm 4 nhóm – 4 phút - Nhóm 1,2: Giải thích sự phân bố thực vật sườn Tây ở độ cao 0-1000m, Vì sao nửa hoang mạc phát triển. - Nhóm: 3,4: Giải thích sự phân bố thực vật sườn đông ở độ cao 0-1000m. Vì sao rừng nhiệt đới phát triển? - Giữa 2 sườn, sườn nào mưa nhiều? Vì sao? - Học sinh trình bày – nhận xét. - Giáo viên hoàn chỉnh kiến thức. - Quan sát hình 46.2 - Cho biết sự phân bố thảm thực vật theo qui luật nào, vì sao? - Theo qui luật phi địa đới (Đai cao) - Quan sát trên bản đồ tự nhiên, lược đồ 41.1,46.1 và 46.2, cho biết từ độ cao 0 – 1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới bao phủ, ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc? ( sườn đông ảnh hưởng dòng biển nong, sườn tây ảnh hưởng dòng biển lạnh) - Giáo viên chuẩn hóa kiến thức. - Vì sao thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây lại phát triển như vậy? - Do ảnh hưởng của gió tín phong khi vượt qua dãy An-đét trở nên khô dần khi di chuyển từ đỉnh núi đến chân núi. | 3. Bài tập 3 - Sườn đông có mưa nhiều hơn do ảnh hưởng của gió tín phong ở nửa cầu nam thổi vào nên phát triển rừng rậm nhiệt đới (0 – 1000m). - Sườn tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru khí hậu khô hạn phát triển thực vật nửa hoang mạc (0 – 1000m). |