Trang chủ > Lớp 7 > Giáo án Địa Lí 7 chuẩn > Giáo án Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

Giáo án Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi và giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phân bố đó; nắm được cách phân tích một biểu đồ khí hậu ở châu Phi và xác định được trên lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi vị trí của địa điểm có biểu đồ đó.
2. Kĩ năng
- Rèn luyên kĩ năng xác định vị trí các môi trường, phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
3. Thái độ
- Có ý thức ham học hỏi tìm hiểu môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi (hoặc hình 27.2)
- Biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Cho biết đặc điểm khí hậu châu Phi? Giải thích?
- Nêu và xác định các môi trường tự nhiên châu Phi?
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên chốt kiến thức
- Giáo viên vào bài mới: Để nắm vững đặc điểm khí hậu và các môi trường tự nhiên châu Phi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung cần đạt

Hoạt động 1: Bài tập 1 (nhóm)

+ Bước 1: chia lớp thành nhóm thảo luận, thời gian 4 phút.

- Nhóm 1: So sánh diện tích các môi trường tự nhiên ở Châu Phi?

- Nhóm 2: Giải thích vì sao các hoang mạc ở Châu Phi lại lan ra sát biển?

+ Bước 2: Các nhóm tích cực trao đổi, thảo luận.

+ Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung

+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức.

1. Bài tập 1

- Môi trường có diện tích lớn nhất: môi trường hoang mạc

- Môi trường có diện tích nhỏ nhất: môi trường Địa Trung Hải

- Ảnh hưởng dòng biển lạnh

+ Hoang mạc Xa- ha- ra: Dòng biển lạnh tây bắc Ca- na- ri

+ Hoang mạc Na- mip: dòng biển Ben - ghê - la.

Hoạt động 2: Bài tập 2 (cá nhân, cặp)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát H ình 28.1

Hỏi: Cho biết lượng mưa trung bình, sự phân bố lượng mưa trong năm?

Hỏi: Biên độ nhiệt trong năm, sự phân bố nhiệt độ trong năm?

- Học sinh trình bày, 1-2 học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức

Hỏi: Cho biết từng biểu đồ thuộc kiểu khí hậu nào? Đặc điểm chung của kiểu khí hậu đó?

Hỏi: Sắp xếp các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa A, B, C, D vào các vị trí đánh dấu 1,2,3,4 trên Hình 27.2 cho phù hợp?

- Học sinh trình bày, 1-2 học sinh nhận xét

- Giao viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức

- Sử dụng bảng phụ

2. Bài tập 2

3. Hoạt động luyện tập
- Đặc điểm các kiểu khí hậu?
- Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
- Học bài và hoàn chỉnh bài thực hành.
4. Hoạt động vận dụng
- Tại sao các hoang mạc ở châu Phi ăn lan ra sát biển?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Chuẩn bị bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi.
+ Quan sát hình 29.1, bảng số liệu, hình 29.2
+ Tìm hiểu lịch sử, sự phân bố dân cư.
+ Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người gây hậu quả gì?