Giáo án Bài 18: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
+ Hoạt động 1: Bài tập 1 (nhóm) - Thảo luận 4 nhóm - 5 phút - Nhóm 1.2: Biểu đồ A, C - Nhóm 3.4: Biểu đồ B, C - Trong từng biểu đồ xem: + Diễn biến nhiệt độ như thế nào? + Diễn biến lượng mưa như thế nào? + Đối chiếu với đặc điểm khí hậu các môi trường đã học để xác định xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào. - Học sinh trình bày – nhận xét. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức Câu 2 giảm tải. | Bài tập 1: + Biểu đồ A: - Nhiệt độ tháng 7: 10 oC, tháng 1: – 29 oC - Lượng mưa ít nhiều nhất không quá 50 mm, cả năm 200 mm, có mưa dạng tuyết rơi. - A mùa đông lạnh, dài, nhiệt độ phần lớn dưới 0oC, mưa ít dạng tuyết rơi => A không thuộc đới nóng, cững không thuộc đới ôn hòa. (đới lạnh) + Biểu đồ B: - Nhiệt độ tháng 1: 10oC Tháng 8: 25oC - Lượng mưa mùa đông (vẽ theo công thức T=2P) - B mùa đông ấm, hạ nóng khô, mưa vào thu đông => Khí hậu Địa Trung Hải. + Biểu đồ C: - Nhiệt độ tháng 1: 5oC, Tháng 7: 13oC - Lượng mưa khá cao, thấp nhất 80 mm, cao nhất 170 mm - C mùa đông ấm, hạ mát, mưa thu đông. => C khí hậu ôn đới hải dương. |
+ Hoạt động 2: Bài tập 2 (nhóm) Không yêu cầu vẽ biểu đồ giảm tải - Giáo viên yêu cầu Học sinh: Nhận xét về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840-1997 - Giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó. - Học sinh trình bày – nhận xét. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức - (Tích hợp giáo dục môi trường) | Bài tập 3: Nhận xét: - Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới. Thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước. |