I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Biết hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.
- Giải thích được tại sao đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến.
- Trình bày được sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
2. Kĩ năng
Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày được một số đặc điểm của hoạt động sản xuất nông nghiệp của đới ôn hòa.
3. Thái độ
- Ủng hộ hoạt động nông nghiệp tích cực đối với môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ.
* Tích hợp Giáo dục môi trường
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ các môi trường địa lí.
- Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường đới ôn hoà.
- Cho biết sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà.
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình - học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức và dẫn vào bài mới - Do hoàn cảnh lịch sử, phần lớn các nước đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến, môi trường đới ôn hòa sớm được cải tạo để phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Đây là hình mẫu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ hơn
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về nền nông nghiệp (cá nhân, cặp) - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 14.1,14.2,14.3,14.5,14.6 - Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính. - Quy mô, trình độ chuyên môn hóa như thế nào? - Nêu một số biện pháp khoa học kĩ thuật ứng dụng trong nông nghiệp đới ôn hòa. - Nhận xét khối lượng, số lượng, chất lượng sản phẩm. - Học sinh trình bày – bổ sung – Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Ưu điểm của các biện pháp trên. (Giáo dục học tập) | 1. Nền nông nghiệp tiên tiến: - Hình thức: Hộ gia đình và trang trại. - Qui mô lớn, chuyên môn hoá cao. - Ứng dụng biện pháp khoa học - kĩ thuật hiện đại - Số lượng sản phẩm nhiều, khối lượng lớn, chất lượng cao. |
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (Cá nhân, nhóm) - Quan sát bản đồ các môi trường địa lí, lược đồ 13.1 - Hoàn thành phiếu học tập (phụ lục) – 5 phút - Nhóm 1.2: Điền mục 1.2.3. - Nhóm 3.4: Điền mục 4.5.6. - Đại diện nhóm trình bày – bổ sung. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Nhận xét và giải thích sự phân bố cây trồng, vật nuôi ở đới ôn hòa. (Có sự phân bố cây trồng, vật nuôi khác nhau do môi trường đới ôn hòa đa dạng, sự thích nghi cây trồng, vật nuôi khác nhau, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu từng kiểu môi trường …) ( Tích hợp giáo dục môi trường) | 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu: - Cận nhiệt đới gió mùa: lúa nước, đậu tương, hoa quả.. - Địa Trung Hải: nho, cam, chanh - Ôn đới hải dương: Lúa mì, củ cải đường, bò thịt, bò sữa … - Ôn đới lục địa: Lúa mì, đại mạch, khoai tây, bò … - Hoang mạc ôn đới: Cừu,.. - Ôn đới lạnh: Khoai tây, lúa mạch đen, hươu Bắc cực. |
3. Hoạt động luyện tập
- Để sản xuất được một khối lượng nông sản lớn, giá trị cao, nền nông nghiệp ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp gì? Hãy vẽ sơ đồ thể hiện?
4. Hoạt động vận dụng
- Làm bài tập 3 sách giáo khoa/trang 73: Giáo viên treo bảng phụ vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa môi trường và con người đới lạnh cho học sinh so sánh với bài tập của mình làm.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học sinh học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
- Xem trước bài “ Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa” và trả lời các câu hỏi sau:
+ Các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa?
+ Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa được biểu hiện như thế nào?
Bài trước: Giáo án Bài 13: Môi trường đới ôn hòa
Bài tiếp: Giáo án Bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa