Bài 9: Thứ tự kể trong văn tự sự (trang 57 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)
Sắp xếp lại các sự việc cho sau đây trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết tại sao không thể thay đổi thứ tự các sự việc đó.
(1) Vua Hùng kén rể
(2) Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn
(3) Sơn Tinh đến trước nên được rước Mị Châu về núi.
(4) Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ nên vô cùng tức giận, dâng nước đuổi đánh Sơn Tinh.
(5) Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận đành phải rút quân về.
(6) Hàng năm Thủy Tinh đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thất bại.
Trả lời:
- Thứ tự sắp xếp: 1; 2; 3; 4; 5
- Không thể thay đổi thứ tự các sự việc đó bởi vì sự sắp xếp đó là theo đúng trình tự diễn biến cuuar các sự việc, trình tự thời gian, nếu thay đổi sẽ khiến nội dung bị lộn xộn, khó hiểu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Tìm hiểu thứ tự kể trong loại văn tự sự
a. Xem lại truyện Thạch Sanh (bài 6), thảo luận nhóm và sau đó cử đại diện đứng trình bày trước lớp.
(1) Các sự việc chính trong truyện Thạch Sanh là gì?
- Sự việc 1:..
- Sự việc 2:...
- Sự việc 3:...
-...
Trả lời:
- Sự việc 1: Sự ra đời và lớn lên kì lạ của nhân vật Thạch Sanh.
- Sự việc 2: Việc kết nghĩa anh em với Lý Thông
- Sự việc 3: Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay và Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh.
- Sự việc 4: Giết đại bàng, cứu công chúa, Lý Thông lấp cửa hang cướp công Thạch Sanh.
- Sự việc 5: Hồn đại bàng và chằn tinh đến báo oán, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục.
- Sự việc 6: Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa hết bị câm, phơi bày tội của Lý Thông, giải oan cho chính mình.
- Sự việc 7: Thạch Sanh một mình đánh thắng giặc ngoại xâm
- Sự việc 8: Về già, vua truyền lại ngôi báu cho Thạch Sanh.
(2). Các sự việc trong truyện được kể theo trình tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước được kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cứ như vậy cho đến hết. Cách kể theo thứ tự sự việc xảy ra tự nhiên tạo nên hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
Cách kể theo trình tự như vậy làm câu chuyện có tính tự nhiên, chân thực cao, cốt truyện rõ ràng hơn, người đọc dễ hình dung ra mạch truyện, dễ theo dõi và làm nổi bật ý nghĩa truyện.
b. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau đây:
(1) Đánh dấu vào các ô để sắp xếp trình tự các sự việc sau theo đúng trình tự được kể trong đoạn văn bản trên:
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp nên trở thành cậu bé lêu lổng, hư hỏng và dần dần bị mọi người xa lánh.
- Ngỗ tìm mọi cách để chọc ghẹo, đánh lừa người khác, làm họ dần mất lòng tin.
- Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó và tiêm thuốc trừ bênh dại.
(2) Em có nhận xét gì về trình tự các diễn biến sự việc xảy ra trong câu truyện trên.
Trả lời:
(1) Trình tự diễn biến các sự việc trong truyện lần lượt như sau:
- Khi Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu mag không có ai đến cứu.
- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp nên trở thành cậu bé lêu lổng, hư hỏng và dần bị mọi người xa lánh.
- Ngỗ tìm mọi cách để chọc ghẹo, đánh lừa mọi người và dần dần làm họ mất lòng tin.
- Ngỗ bị chó cắn cần phải băng bó và tiêm thuốc trừ bênh dại.
(2) Nhận xét: Thứ tự kể chuyện bị đảo ngược từ việc nêu hậu quả xấu cho tới nguyên nhân, tạo sự thú vị, bất ngờ, nhấn mạnh bài học ý nghĩa .
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu sau:
a. Xác định ngôi kể chuyện, thứ tự của các sự việc diễn ra trong câu chuyện.
b. Nhận xét về vai trò và yếu tố hồi tượng câu chuyện.
Trả lời:
a. - Ngôi kể dùng trong văn bản: ngôi kể thứ nhất, người kể xưng "tôi"
- Thứ tự diễn biến sự việc trong văn bản:
+ Liên từ quê đến khu tập thể ở cùng bố cạnh nhà tôi.
+ Tôi ghen tỵ và ghét Liên vì Liên luôn chăm chỉ và ngoan ngoãn hơn tôi.
+ Do ghét Liên nên trong một lần đang phơi quần áo, tôi dồn hết quần áo của Liên vào một bên rồi phơi quần áo của mình. Liên thấy tôi làm vậy nhưng không nói gì.
+ Bất ngờ trời đổ cơn mưa to, Liên thu quần áo vào và gập quần áo giúp tôi một cách gọn gàng
+ Tôi nhận ra tính xấu của mình, đã nghĩ sai về Liên. Từ đó tôi và Liên làm bạn thân của nhau.
b. Yếu tố hồi tưởng: tạo mạch kể cho câu chuyện thêm logic, giải thích mối quan hệ của "tôi và Liên" bây giờ và cũng là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc trong truyện.
2. Trao đổi để lập dàn ý cho một trong số các đề dưới đây:
Đề 1: Kể về một việc tốt em đã làm.
Đề 2: Kể về một lần em phạm lỗi lầm (nói dối, bỏ học, không làm bài,... )
Đề 3: Kể về thầy giáo hoặc một cô giáo mà em rất yêu qúy
Đề 4: Kể về một kỉ niệm trong thời thơ ấu mà em luôn ghi nhớ.
Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay một việc tốt giúp đỡ bạn bè mà em biết
Trả lời:
Dàn ý cho đề 5
- Mở bài: Giới thiệu về người tốt luôn giúp đỡ bạn bè đó – bạn Thủy cùng lớp em.
- Thân bài:
+ Kể về bạn Thủy: ngoại hình của bạn, gia đình bạn có mấy người, tính cách của bạn, thành tích học tập, mối quan hệ của Thủy với các bạn trong lớp.
+ Một kỷ niệm đã cho em thấy Thủy thật tốt bụng và hay giúp đỡ bạn bè.
+ Điều em cần phải học hỏi ở bạn.
- Kết bài: Cảm nhận của em về bạn.
3. Dựa vào dàn ý em mới lập ở trên hoàn thành, hãy viết một bài văn để kể lại câu chuyện hoàn chỉnh.
Trả lời:
Hôm nay em muốn kể cho mọi người nghe về một người tấm gương người tốt việc tốt trong lớp của em. Đó là bạn học cùng lớp với em – bạn Thủy.
Thủy có dáng người dong dỏng, làn da trắng và mái tóc dà màu đen. Thủy là một bạn gái hiền lành, tốt bụng và còn rất tâm lý nữa. Bố mẹ bạn ấy đều làm công nhân viên chức nên điều kiện gia đình cũng ổn. Thủy chưa bao giờ ngần ngại khi chia sẻ đồ ăn với các bạn khác. Là bạn học cùng lớp, lúc nào em cũng thấy Thủy được cô giáo khen ngợi và có thành tích học tập tốt. Có lẽ vì bố mẹ bạn ấy đều là giáo viên nên bạn ấy cũng ý thức cao về việc học tập của mình nên chăm học hơn mọi người.
Điều mà em yêu quý nhất ở Thủy ấy là sự tốt bụng. Em nhớ có lần, trong lớp có môt bạn tên là Mai bị ốm, Thủy đã chạy đi tìm cô giáo để đưa Mai đến phòng y tế khám, rồi Thủy còn chủ động mang bài đến nhà cho Mai chép và giúp bạn làm bài tập. Một lần khác, khi em làm sai và bị bố mẹ mắng, em mang bộ mặt buồn rầu tới lớp, Thủy nhận ra em đang buồn nên đã đi đến bên cạnh và hỏi thăm em. Bạn ấy đã cho em mấy cái kẹo và an ủi em. Thủy còn nói rằng, khi mình làm sai bố mẹ mắng thì cần phải nhận sai và sửa lỗi. Em cảm thấy Thủy nói rất đúng và không còn cảm thấy buồn nữa. Cả buổi cậu ấy cứ thỉnh thoảng quay sang nhìn xem em có còn buồn nữa không. Thủy thật là một người bạn tốt và tâm lý.
Em rất quý Thủy, một người bạn tốt bụng, chăm chỉ học tập và hay giúp đỡ bạn bè. Bạn ấy là một tấm gương đáng để em và các bạn trong lớp học hỏi và noi theo.
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết một bài văn ngắn, kể lại cho người thân của em nghe về một chuyến đi hay các công việc em làm trong một ngày. Chú ý thuật lại sự việc theo một trình tự rõ ràng.
Trả lời:
Ngày hôm nay thời tiết Hà Nội thật là mát mẻ, đúng là tiết trời của mùa thu. Không khí và những làn gió mát khiến em cảm thấy thích thú, em bước từng bước nhỏ trên con đường từ nhà đến trường. Trường em hôm nay cũng đẹp lạ, đến lớp em thấy thật là vui vì có thầy cô và các bạn.
Em bước vào lớp học thì cũng là lúc tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Hôm nay lớp chúng em có tiết học tiếng Anh, môn học mà em rất yêu thích. Cô giáo dạy tiếng Anh dành thời gian cho chúng em luyện nói. Em bắt cặp cùng với bạn Ngân cùng bàn để luyện khả năng nói. Đây cũng là giờ học sôi nổi nhất của môn Tiếng Anh so với các môn học khác. Sau tiết tiếng Anh là đến tiết Toán. Thầy giáo dạy toán của lớp em là một người rất nghiêm khắc, cũng chính vì thế mà cả lớp ai cũng chăm chú nghe giảng chứ không có ai làm việc riêng. Trong tiết học, đôi khi thầy cũng thật vui tính lấy cái câu đố gần gũi và hài hước để đố học sinh.
Hết giờ học buổi sáng, em qua nhà bà nội ăn trưa vì nhà bà gần trường. Bà nội nấu ăn rất ngon vậy nên hôm nào em cũng ăn hết sạch phần cơm của mình. Buổi chiều em đi học nhạc ở trung tâm gần trường. Em còn đi học võ để rèn luyện sức khỏe và phòng thân khi gặp kẻ xấu.
Chiều đi học về, em giúp mẹ quét sân nhà, rửa rau phụ mẹ nấu cơm. Sau khi xong việc em đi tắm và ăn cơm cùng gia đình. Mỗi tối, bố mẹ đều dành thời gian hướng dẫn em học bài. Trước khi đi ngủ em đánh răng, rửa mặt sạch sẽ. Vậy là đã hết một ngày.
2*. Đọc lại bài văn kể chuyện em mới hoàn thành ở trên và cho biết: Em kể chuyện theo trình tự như thế nào? Vì sao em lại chọn kể chuyện theo thứ tự đó?
Trả lời: Bài văn em vừa hoàn thành được kể theo thứ tự thời gian từ sáng đến tối. Thứ tự kể theo thời gian giúp câu chuyện của em thêm rõ ràng và dễ hiểu.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng
Bài trước: Bài 8: Danh từ (trang 53 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN) Bài tiếp: Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng (trang 64 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN)